Lợi nhuận bị ảnh hưởng trầm trọng



Ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt như Sacombank, còn hầu hết các ngân hàng đều gặp khó khăn trong tăng trưởng tín dụng. Điều đó khiến cho lợi nhuận bị ảnh hưởng trầm trọng, do lợi nhuận của các ngân hàng vẫn phụ thuộc vào tín dụng.

Vietcombank là một ví dụ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm 2013 đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, giảm 7,5% so với cùng kỳ, tương đương 46% kế hoạch cả năm của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ tín dụng, vì 6 tháng đầu Vietcombank tăng trưởng tín dụng âm 1%, trong đó tín dụng tiền đồng tăng 5% trong khi tín dụng ngoại tệ giảm 16-17%.

Lợi nhuận sụt giảm

Theo CTCK Tp.HCM (HSC), do tăng trưởng tín dụng âm và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) giảm khoảng 0,2% còn 2,7% nên thu nhập lãi thuần giảm khoảng 10% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lãi thuần hoạt động dịch vụ lại tăng đến 18% nhờ nghiệp vụ thanh toán quốc tế và bảo lãnh tăng trưởng tốt, và Vietcombank chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong thị trường thẻ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng mạnh khoảng 30% nhờ Vietcombank có lợi thế cung cấp dịch vụ ngoại tệ cho một số dự án lớn của quốc gia.

HSC chỉ ra nguyên nhân tín dụng của Vietcombank tăng trưởng âm là do khách hàng doanh nghiệp giảm nhu cầu vay vốn. Theo cơ cấu khách hàng, Vietcombank cho vay cá nhân tăng 3,4% trong khi cho vay doanh nghiệp giảm 2,2% do khoản vay của một số doanh nghiệp lớn đã đáo hạn.

HSC ước tính tăng trưởng tín dụng cả năm của Vietcombank sẽ đạt 11%, trong đó trọng tâm sẽ đặt nhiều vào cho vay doanh nghiệp thuộc các ngành thông thường hơn là các ngành đặc biệt. Do đó, lợi nhuận trước thuế năm 2013 đạt 5.765 tỷ đồng, không thay đổi so với năm 2012.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bình dương Một trường hợp khác là Ngân hàng Quân đội (MB), cũng cho thấy tăng trưởng tín dụng thấp đã tác động tới lợi nhuận của ngân hàng. Theo HSC, sau 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của MB đạt khoảng 8-9% và lãi thuần hoạt động dịch vụ tăng 5%. Còn thu nhập khác nhiều khả năng sẽ chỉ tăng nhẹ. Ước tính lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt khoảng 1.750 tỷ đồng (giảm 6% so với cùng kỳ), hoàn thành 50% kế hoạch.

HSC cho rằng tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của MB chủ yếu tập trung vào khách hàng hiện tại vì hiện chiến lược khách hàng mới có xu hướng tập trung hơn vào dịch vụ thay vì cho vay. Điều này xuất phát từ truyền thống của MB là tập trung vào quản trị rủi ro và điều này khẳng định MB là ngân hàng cho vay rất thận trọng.

Trong khi đó, HSC dự báo cả năm 2013, MB sẽ đạt lợi nhuận trước thuế là 3.440 tỷ đồng trong năm 2013 và kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 15-16%, cao hơn giới hạn tăng trưởng tín dụng do NHNN quy định là 12%. Trong khi đó, cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 của MB mới diễn ra cuối tuần qua cho biết lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 1.754 tỷ đồng, tiếp tục dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng TMCP.

Với mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn năm 2012 (25,6%) nhưng vẫn đạt kế hoạch lợi nhuận đặt ra, theo HSC, có được kết quả này là nhờ MB vẫn được hưởng lợi từ nguồn huy động chi phí thấp (với tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn cao từ các khách hàng lâu dài). "Theo đó, thu nhập lãi thuần sẽ tăng 14%", HSC giả định.

Ngoài ra, HSC còn dự báo lãi thuần hoạt động dịch vụ sẽ tăng trưởng 13% và lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối sẽ không tăng trưởng nhiều. MB vẫn sử dụng HĐ kinh doanh ngoại hối để hỗ trợ hoạt động cho vay. Tổng thu nhập hoạt động theo đó tăng trưởng 13%.

Không nhiều ngân hàng xin "nới room"

Theo nhận định của giới chuyên gia, năm 2013 sẽ không nhiều ngân hàng xin "nới room" tín dụng vì hoạt động cho vay sẽ rất khó khăn. Thực tế, thời gian qua, những ngân hàng có tăng trưởng tín dụng cao chủ yếu đến từ cho vay tiêu dùng. Ví như Sacombank, NamABank, SeABank…

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hải phòng Điểm lại thời gian qua cho thấy, hiện mới có Sacombank, NamABank là được NHNN nới room tín dụng lên 20% và 30%. Thời gian tới, nếu có thêm ngân hàng xin nới room cũng chỉ vài trường hợp như MB, TienPhongBank, SeABank…

Tăng tín dụng 6 tháng đầu năm nay đạt 4,5%, cao hơn rất nhiều so với mức 0,76% cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, thay vì có tới 23 ngân hàng đồng loạt xin nới chỉ tiêu tăng tín dụng như năm 2012, năm nay dừng ở mức vài ngân hàng.

Con số này cũng cho thấy, sự khó khăn trong việc góp vốn vào nền kinh tế và nó cũng phản ánh sự thận trọng của chính các ngân hàng, khi mà những nỗi lo như nợ xấu, hàng tồn kho vẫn chưa thực sự qua đi. Nhưng một thiểu số lạc quan cũng đem lại niềm tin về một bức tranh sáng sủa hơn trong 6 tháng cuối năm.

Giới phân tích cho rằng sở dĩ lợi nhuận của ngân hàng còn "sáng sủa" như vậy là do NHNN đã hoãn áp dụng Thông tư 02 sang năm 2014. Do đó, kết quả 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục có sự "hỗ trợ" lớn của Quyết định 780 (cho phép cơ cấu lại nợ). Nếu không có quyết định này, hoặc thực hiện ngay Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng một cách chặt chẽ hơn từ 1/6/2013 thay vì được lùi lại 1 năm, lợi nhuận của nhiều ngân hàng sẽ bị co hẹp đáng kể so với những con số đang dần được công bố.

Một tham khảo là, báo cáo của NHNN hồi đầu tháng 6/2013 cho hay, việc thực hiện Quyết định 780 đã giúp các TCTD giảm đáng kể mức độ trích lập dự phòng rủi ro. Trong khi đó, theo số liệu 4 tháng đầu năm 2013, nếu không thực hiện Quyết định 780, các TCTD đã phải trích lập thêm 14,4 nghìn tỷ đồng, khi đó toàn hệ thống sẽ có chênh lệch thu – chi âm 1,3 nghìn tỷ đồng.

Theo giới chuyên gia, trong tương lai, khi Quyết định 780 kết thúc vai trò, Thông tư 02 được áp dụng, những con số lợi nhuận của các NHTM sẽ có "chất" hơn. Và việc giảm tăng trưởng tín dụng ở thời điểm hiện tại khiến lợi nhuận ngân hàng sụt giảm nhưng sẽ giúp ngân hàng tái cơ cấu các khoản vay, sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn.

Còn doanh nghiệp thiếu vốn cũng tự nhìn lại, tái cấu trúc để vượt qua khó khăn. Năm 2013, cũng không thể nôn nóng tăng tín dụng bởi tăng tín dụng không an toàn sẽ là gánh nặng khi nợ xấu tăng.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Theo thoibaokinhdoanh




Responses

0 Respones to "Lợi nhuận bị ảnh hưởng trầm trọng"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page