Hướng dẫn kê khai thuế tài nguyên theo thông tư 156



Đối với các cá nhân tổ chức khi thực hiện khai thác tài nguyên môi trường thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp hồ sơ và kê khai thuế tài nguyên với cơ quan thuế. Vậy để phục công tác lập báo cáo tài chính cuối năm và quyết toán thuế doanh nghiệp, chúng tôi xin chia sẻ hướng dẫn khai thuế tài nguyên để doanh nghiệp hoàn thiện bộ sơ khai quyết toán thuế theo thông tư 156 như sau:

Lớp học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái nguyên
a) Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo hướng dẫn tại điểm b khoản 6 Điều 10, khoản 3 Điều 23 và khoản 3 Điều 24 Thông tư này.

b) Tổ chức, cá nhân thu mua tài nguyên đăng ký nộp thuế tài nguyên thay cho tổ chức, cá nhân khai thác nhỏ lẻ thì thực hiện nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ sở thu mua tài nguyên.

c) Tổ chức được giao bán loại tài nguyên thiên nhiên bị bắt giữ, tịch thu thực hiện nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh cho Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế nơi bán tài nguyên quy định.

dich vu thanh lap doanh nghiep cong ty gia re tai huyen dan phuong Khai thuế tài nguyên (trừ dầu thô) là loại khai theo tháng và khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.

Hồ sơ khai thuế tài nguyên (trừ dầu thô, khí thiên nhiên)
a) Hồ sơ khai thuế tài nguyên tháng bao gồm:

Tờ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Hồ sơ khai quyết toán thuế tài nguyên bao gồm:

– Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TAIN ban hành kèm theo Thông tư này.

– Các tài liệu liên quan đến việc miễn, giảm thuế tài nguyên kèm theo (nếu có).

Việc khai thuế tài nguyên để xác định số thuế tài nguyên phải nộp theo phương pháp khoán thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư này. dich vu bao cao tai chinh tai tinh Binh Duong
[Read More...]


Thời gian thử việc có khấu trừ thuế thu nhập cá nhân



Các công ty thường có thời gian thử việc trước khi chính thức ký hợp đồng lao động với người lao động. Vậy thời gian thử việc đó tính thuế TNCN như thế nào? Khấu trừ thuế theo quy định nào?
Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 25, Khoản 1 quy định về khấu trừ thuế như sau:


“b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhântrả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.

….

 i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

…..

Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.”

Căn cứ theo các quy định trên:

– Nếu sau thời gian thử việc, người lao động tiếp tục ký hợp đồng dài hạn, thì thời gian thử việc cũng được khấu trừ thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần

– Nếu sau thời gian thử việc, người lao động không tiếp tục ký hợp đồng lao động dài hạn:

+ Khấu trừ thuế theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC: Nếu mỗi lần chi trả cho cá nhân trên 2 triệu đồng thì doanh nghiệp khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bắc ninh + Nếu cá nhân làm bản cam kết 23/BCK-TNCN chỉ có thu nhập duy nhất tại công ty mà tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì công ty tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân đó. Cá nhân chỉ được làm bản cam kết khi đã có mã số thuế TNCN.
[Read More...]


Cách lập bảng trích khấu hao Tài Sản Cố Định



Hôm nay Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách lập bảng trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng có điều chỉnh theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Cách lập bảng trích khấu hao Tài Sản Cố Định



Để làm được bảng này thì các bạn phải xác định được thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại “Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC”
Học kế toán thực hành Tại tphcm
Như ở bảng dưới đây, Kế toán Hà Nội có  2 tài sản:

1 là Máy tính xách tay Apple, nguyên giá 50tr. Ngày đưa vào sử dụng là ngày 1/9/2015. Và thời gian trích khấu hao là 5 năm.

2 là xe oto  toyota innova, nguyên giá 450tr. Ngày đưa vào sử dụng là ngày 11/12/2015. Và thời gian trích khấu hao là 7 năm.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại huyện mê linh
Sau đây Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cụ thể hơn:

Cách lập bảng tính khấu hao tài sản cố định

Chỉ tiêu 2: tên TSCĐ: là tên tài sản mà bạn đi mua về

Chỉ tiêu 4: Mã TSCĐ: là mã mà công ty bạn tự đặt, nên đặt mỗi tài sản 1 mã khác nhau để tránh bị trùng

Chỉ tiêu 5: ngày đưa vào sử dụng: là ngày công ty bạn bắt đầu sử dụng tài sản đó

Chỉ tiêu 6: Giá trị: Là nguyên giá tài sản mua về bao gồm cả chi phí vận chuyển v.v..

Chỉ tiêu 7: Số năm trích khấu hao: theo quy định tại “Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC”

Chỉ tiêu 8: Mức trích khấu hau TSCĐ: = Chỉ tiêu 6 / chỉ tiêu 7

Chỉ tiêu 9: Thời gian trích khấu hao ngày: = chỉ tiêu 7 * 365

Chỉ tiêu 10: Mức trích khấu hao TSCĐ: = chỉ tiêu 6/ chỉ tiêu 9

Chỉ tiêu 11:  Số ngày trích KH trong tháng: được tính bắt đầu từ ngày đưa vào sử dụng đến hết tháng. Như 2 tài sản trên, ngày đưa vào sử dụng là tháng 9/2015 và tháng 12/2015, nên đến tháng 1/2016 số ngày trích sẽ được tính trọn tháng là 31 ngày.

Chỉ tiêu 12: Số KH kì này: chỉ tiêu 10 * chỉ tiêu 11

Chỉ tiêu 13: Số KH lũy kế kì trước: là tổng giá trị đã được đưa vào chi phí kì trước

Chỉ tiêu 14: lũy kế:  = chỉ tiêu 12 + chỉ tiêu 13

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại đống đa
Chỉ tiêu 15: giá trị còn lại= chỉ tiêu 6 – chỉ tiêu 14

[Read More...]


Làm gì khi nhận quyết định kiểm tra thuế?



Làm gì khi nhận quyết định kiểm tra thuế? Cán bộ thuế thường kiểm tra và xuất toán những gì?  17 bước chuẩn bị cho một kỳ quyết toán thuế thành công, kinh nghiệm sắp xếp chứng từ khoa học và thuận tiện cho đoàn kiểm tra. Đó là những nội dung chính sẽ được đề cập trong bài viết chia sẽ dưới đây, cùng tìm hiểu và chuẩn bị thật tốt khi đối mặt với “các bác thuế” nhé.
Làm gì khi nhận quyết định kiểm tra thuế

1. Cán bộ thuế thường kiểm tra và xuất toán những gì?

Hóa đơn đầu ra các năm xem có khớp với doanh thu đã kê khai trên bảng kết quả kinh doanh? (Trước đó các bạn kế toán cũng nên tự kiểm tra như thế này)

– Kiểm tra hóa đơn GTGT đầu vào : Sẽ xảy ra nhưng tình huống như sau:

Sẽ có một vài ( hoặc nhiều ) doanh nghiệp thuế họ qui vào là Doanh nghiệp đã bỏ trốn => hóa đơn đầu vào lấy của Doanh nghiệp đó sẽ bị loại bỏ. Lúc này kế toán phải dùng mọi lý lẽ để cãi lại nhằm hợp lý tờ hóa đơn đó.

Vì thế Kế toán cũng cần phải kiểm tra lại từng tờ hóa đơn GTGT đầu vào bằng cách vào mạng tra cứu thông tin về người nộp thuế xem doanh nghiệp đó còn hoạt động hay đã ngừng hoạt động.

– Doanh nghiệp sẽ bị loại ra rất nhiều khoản chi phí mà theo cán bộ thuế cho là không hợp lệ như : Tiếp khách, mua những tài sản, hàng hóa không đúng qui định.

Nếu là doanh nghiệp thương mại sẽ bị kiểm tra giá vốn và giá bán. Nếu doanh nghiệp nào đã khai giá bán trên sổ thuế thấp hơn giá thực tế thì lưu ý : Trước đó nên lập ra 1 quyết định ban hành về giá bán có đóng dấu công ty và ngoài ra nhờ đơn vị khác cũng lập 1 báo giá tương tự để lấy căn cứ là công ty đã bán bằng giá thị trường..

Riêng công ty xây dựng hoặc xây lắp thì thuế sẽ kiểm tra thời điểm xuất hóa đơn của từng công trình. Yêu cầu hóa đơn xuất tại thời điểm nghiệm thu bàn giao, nếu xuất sau nhiều ngày sẽ bị phạt 0,05% mỗi ngày trên số tiền thuế chậm nộp.

Nếu công ty nào có văn phòng giao dịch tại địa điểm khác địa điểm trên đăng ký kinh doanh thì phải có mẫu 08 và biên lai nộp thuế môn bài cho địa chỉ đó.

Khi mở tài khoản mới tại ngân hàng phải làm mẫu 08 gửi thuế đầy đủ.

– Những khoản chi phí sau thường bị chú ý và dễ bị loại khi quyết toán thuế TNDN:

Xe ô tô: Nếu là xe đăng ký tên công ty thì các hóa đơn mua xăng, sửa chữa xe được phép lấy về tên công ty nhưng cũng không được quá nhiều vì nếu công ty doanh thu thấp thì sẽ bị loại bớt. Còn nếu xe mang tên giám đốc hoặc cá nhân thì phải làm hóa đơn mượn hoặc thuê lại với giá tượng trưng để giám đốc không phải nộp thuế TNCN.

Đồ gia dụng như tivi, tủ lạnh nếu công ty không kinh doanh những mặt hàng đó thì cũng sẽ khó giải trình và cũng bị loại khỏi chi phí.

Mỗi hóa đơn mua hàng nên làm kèm theo hợp đồng mua bán để không may vớ phải doanh nghiệp bỏ trốn thì còn có đủ bộ chứng từ để vớt vát lại.

Nếu doanh nghiệp chưa góp đủ vốn thì phải hạch toán Nợ 1388/411 đến khi thu đủ thì hạch toán Nợ 112/1388.

Doanh nghiệp thừa quá nhiều quỹ tiền mặt thì nên làm 1 vài hợp đồng mua bán (với các công ty thân quen) rồi làm thủ tục đặt cọc tiền hàng (nộp tiền vào ngân hàng để chuyển khoản sau đó nhờ đối tác rút lại ngay bằng tiền mặt) hoặc cho cá nhân giám đốc vay.

Trường hợp hàng tồn kho ảo quá nhiều muốn bán thấp hơn giá vốn??? Vụ này rất khó. Trước tiên các bạn phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau đó xuất bán, viết hóa đơn đầu ra và khai thuế. Giá bán tối thiểu = giá vốn chứ không được chấp nhận nhỏ hơn giá vốn vì về lý công ty đã khấu trừ hết thuế đầu vào của lô hàng này thì tối thiểu thuế đầu ra phải xuất bằng đầu vào.

2. 17 bước chuẩn bị cho một kỳ quyết toán thuế thành công

    Tập hợp toàn bộ quyển hóa đơn GTGT đầu ra đã xuất trong thời gian Quyết toán (ví dụ: Quyết toán 5 năm thì chỉ cần mang số liệu của 5 năm đó)
    Bảng kê hóa đơn dịch vụ mua vào có kẹp toàn bộ hóa đơn GTGT đầu vào bản gốc. Với những hóa đơn GTGT có giá trị trên 20 triệu thì nên kẹp (hoặc đánh dấu riêng) kèm theo Uỷ nhiệm chi qua ngân hàng. Riêng Hóa đơn TSCĐ và các chi phí cấu thành giá vốn photo lưu kèm Bảng kê VAT. Hóa đơn gốc lưu tại File TSCĐ và Phiếu nhập kho
    Tờ khai thuế các tháng, quý. Xếp theo năm riêng biệt.
    Báo cáo tài chính các năm.
    Quyết toán thuế TNDN, TNCN các năm.
    Báo cáo sử dụng hóa đơn.
    Sổ sách kế toán.
    Hợp đồng mua bán đầu ra và đầu vào, biên bản đối chiếu công nợ các năm. Chú ý đính kèm HĐ là biên bản giao nhận hàng hóa, thanh lý hợp đồng.
    Hồ sơ nhân sự gồm : Hợp đồng lao động của những nhân viên có đóng BHXH, nhân viên không đóng BHXH nhưng vẫn có tên trên bảng lương. Chú ý phần phụ cấp trên hợp đồng lao động ghi như thế nào thì cột phụ cấp trên bảng lương cũng phải ghi như thế. (Ví dụ Phụ cấp : Chức vụ, phụ cấp xăng xe….. hoặc ghi chung chung là : Theo qui chế của công ty)
    Kèm theo là những quyết định tăng lương, quyết định bổ nhiệm, hoặc bất kỳ quyết định nào liên quan đến nhân sự.
    Toàn bộ phiếu thu, phiếu chi đã kẹp chứng từ đầy đủ.
    Sổ phụ ngân hàng.
    Báo cáo NHẬP – XUẤT – TỒN kho hàng hóa.
    Hồ sơ BHXH.
    Hồ sơ vay vốn ngân hàng: các hợp đồng vay vốn, hợp đồng bảo lãnh và thư bảo lãnh của NH.
    Tra cứu hóa đơn đầu vào xem có doanh nghiệp nào bỏ trốn hoặc hóa đơn giả không: tracuuhoadon.gdt.gov.vn
    Ngoài ra kế toán cũng phải chuẩn bị đầy đủ toàn bộ các công văn đi và đến liên quan đến công việc kế toán như cv gửi thuế, ngân hàng…. Và tìm hiểu những văn bản luật có liên quan

3. Kinh nghiệm sắp xếp chứng từ khoa học và thuận tiện cho đoàn kiểm tra

trung tâm dạy kế toán tại thủ đức – Phiếu thu : Đính kèm phiếu thu gồm:

    Hóa đơn xuất hàng (liên xanh); Hoặc
    Chứng từ gốc khác nếu có, phiếu xuất kho hàng hóa.

– Phiếu chi: Kèm theo : Giấy đề nghị tạm ứng, giấy nghị thanh toán kèm hóa đơn gốc ( nếu là hóa đơn GTGT thì chỉ kẹp bản photo) và có giá trị < 20tr.

Học kế toán Tại quận 3 – Ủy nhiệm chi: Là chứng từ dùng để thanh toán tiền cho các nhà cung cấp. Đối với các hóa đơn có giá trị từ 20triệu trở lên bắt buộc phải thanh toán bằng chuyển khoản, còn các chứng từ dưới 20triệu thì không bắt buộc nhưng vẫn khuyến khích thanh toán bằng chuyển khoản

Chứng từ đi kèm UNC là hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT ( bản photo) + hợp đồng mua bán hàng hóa.

– Giấy nộp tiền vào NSNN: Hiện nay đã thực hiện nộp thuế qua mạng nên các bạn vào tải bản giấy nộp tiền về và in ra để lưu làm chứng từ.

– Phiếu nhập kho: Chứng từ đính kèm là hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT ( bản photo) + hợp đồng mua bán hàng hóa.

– Phiếu xuất kho: Kẹp cùng hóa đơn GTGT đầu ra ( liên 3)

– Đối với hợp đồng thuê nhà: nếu giá trị < 100tr/ năm ( năm tài chính từ 01/01 đến 31/12) thì chỉ cần hợp đồng thuê nhà ( không cần công chứng)

– Tài sản cố định, công cụ phân bổ:  Hóa đơn mua sắm TSCĐ, Bảng tính khấu hao, Bảng tính công cụ và các khoản chờ phân bổ.

Ngoài ra, kế toán còn phải in toàn bộ sổ sách kế toán. Chấm lại với chứng từ gốc. Hoàn thiện chứng từ.

Kết luận

–Bất cứ công ty nào sau khi quyết toán cũng bị loại ra ít hoặc nhiều chi phí gồm: giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp dẫn đến bị truy thu thuế TNDN và nộp 1 khoản phạt do chậm nộp thuế hoặc do hành vi khai sai số liệu . Vì thế lưu ý các bạn kế toán : không phải bất cứ khoản chi nào cũng cho vào tài khoản 642 vì đây là tài khoản hay bị soi nhất và cũng là tài khoản bị loại ra nhiều chi phí nhất.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại đống đa –Quan trọng là: bình tĩnh, tự tin và luôn vững vàng trước mọi câu hỏi xoáy của cán bộ thuế. Khi thấy bất hợp lý yêu cầu cán bộ thuế phải cung cấp văn bản luật liên quan thì hãy chịu nhé.
Nguồn: Chu Đình Xinh chia sẻ bài cùa Vũ Xuân Huyền – ad Clb Kế Toán Trẻ.
[Read More...]


6 lưu ý kế toán trong doanh nghiệp xây dựng khi bị thanh tra thuế kiểm tra



Xây dựng là một trong những loại hình kế toán khó và cần phải lưu ý rất nhiều điều, đặc biệt là khi cơ quan thuế xuống thanh tra. Sau đây Kế toán Hà Nội xin chia sẻ 6 lưu về mảng kế toán xây dựng khi bị thanh tra thuế kiểm tra. Mong là nó sẽ hữu ích cho các bạn kế toán chuyên ngành.

6 lưu ý kế toán trong doanh nghiệp xây dựng khi bị thanh tra thuế kiểm tra
Lưu ý 1: Hóa đơn nguyên vật liệu phục vụ công trình xây dựng

– Khi thi công mà mua sắt thép ở khác địa phương thì nhớ phải có hóa đơn, phương tiện vận chuyển để chứng minh nếu công ty không có xe tải vận chuyển => loại bỏ không được chấp nhận, còn mua cùng nơi địa phương thi công thì ok

– Nếu vận chuyển thì phải có: lịch trình vận chuyển, định mức nhiên liệu cho phương tiện vận chuyển, phương tiện vận chuyển có thể là : xe đi thuê hoặc đi mượn, hoặc thuê đơn vị vận chuyển

Học kế toán Tại nam định
– Có yếu tố phương tiện vận chuyển và thủ tục chưa đủ hợp lý phải có hợp đồng thi công trên hợp đồng ghi rõ có hạng mục sử dụng sắt thép, cát đá…. sử dụng cho công trình vì công ty mình chỉ là công ty nhận giao khoán nhân công không bao thầu nguyên vật liệu
Lưu ý 2: Chứng minh nguyên vật liệu phục vụ công trình xây dựng



kế toán trong doanh nghiệp xây dựng khi bị thanh tra thuế kiểm tra

Ảnh 1: 6 lưu ý kế toán trong doanh nghiệp xây dựng khi bị thanh tra thuế kiểm tra

– Công ty nhận giao thầu nhân công nên vật tư chỉ có vật tư phụ, nếu có hóa đơn sắt thép, cát đá… mua về thì phải chứng minh trên dự toán, hợp đồng, phụ lục hợp đồng, báo giá có hạng mục chủ đầu tư có giao khoán lại hạng mục công trình của nhà máy nào thì phần NVL có sắt thép, cát, đá, sỏi…phải ghi rõ là hạng mục đó có vật tư thì được phép đưa vào, vì hợp đồng giao khoán nhân công nên NVL đã được chủ đầu tư cung cấp

– Phải nhờ đơn vị chủ đầu tư xác nhận và ký lại hợp đồng do trước đó hợp đồng không có hạng mục vật tư, nguyên vật liệu, nhưng có sự thay đổi trong quá trình thi công có hạng mục cung cấp vật tư… khách hàng ký xác nhận nên toàn bộ sắt thép…được chấp nhận là chi phí hợp lý
Lưu ý 3: Hóa đơn xăng xe ô tô phục vụ việc đi lại

– Hóa đơn xăng quá nhiều mua liên tục các ngày trong tháng ko phù hợp định mức nhà nước, xuất toán 1 phần

– Hóa đơn xăng phải có định mức xăng dầu, lịch trình công tác, quyết định công tác phí…riêng khoản này tiền xăng bên mình hơi nhiều nên bị loại 01 phần, lịch trình công tác và định mức nhiên liệu do không làm từ trước nên phải huy động người rất nhiều để lập bảng kê và các thủ tục do các bác thuế yêu cầu

– Do xăng mua nhiều ngày liên tiếp mỗi ngày mấy trăm lít nên không hợp lý vì xe không thể đi 1 ngày mấy trăm lít được 01 ngày dù đi nhiều đi chăng nữa cũng trong vòng bán kính 100km cũng chỉ chấp nhận tối đa 30 lít cho loại xe bán tải, khi làm tại doanh nghiệp thì các bạn căn cứ thông số kỹ thuật của xe để đưa vào sao cho hợp lý

– Chi phí xăng, dầu bi loại sẽ bị xuất toán chi phí khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp và truy lại tiền thuế giá trị gia tăng: đồng nghĩa bị phạt chậm nộp 0.05% + phạt 20%/ tiền thuế chậm nộp
Lưu ý 4: Hóa đơn nhân công của doanh nghiệp bỏ trốn

6 lưu ý kế toán trong doanh nghiệp xây dựng khi bị thanh tra thuế kiểm tra2

Ảnh 2: 6 lưu ý kế toán trong doanh nghiệp xây dựng khi bị thanh tra thuế kiểm tra

– Mua phải hóa đơn doanh nghiệp đã bỏ trốn, hóa đơn + hợp đồng + thanh lý + nghiệm thu…. Đầy đủ thủ tục nhưng có 1 yếu tố chết chóc bên bán đã làm thủ tục hủy cắt góc hóa đơn mà vẫn xuất cho mình => loại toàn bộ và truy thu VAT, Thu nhập doanh nghiệp, phạt…

– Hóa mua phải của doanh nghiệp đã ngưng hoạt động: hóa đơn không đủ tính pháp lý do chưa thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn đã hủy cắt góc

– Khi mua bán với đơn vị mà hóa đơn có giá trị lớn có tính chất ảnh hưởng hậu quả nghiêm trọng cho sau này tốt nhất phải tra cứu trên trang : tracuuhoadon.gdt.gov.vn để kiểm tra kỹ tính phí lý của hóa đơn

– Hậu quả: truy thu Thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, phạt 20% , và 0.05% / ngày số tiền truy thu = số tiền của 02 hóa đơn, và Truy thu 1 lần thuế do sử dụng hoa đơn bất hợp pháp theo TT166

==> Kế toán cần phải hết sức lưu ý nếu hóa đơn > 20 triệu và hóa đơn giá trị lớn thì cần xác thực thông tin hãy bàn đến bước tiếp theo, hóa đơn phải hợp pháp, hợp lệ và hợp lý + chứng từ thanh toán đúng quý định mới được xem là vẹn toàn thiếu 3 yếu tố chủ đạo hóa đơn chỉ được xem là giấy
Lưu ý 5: Chi phí phạt vi phạm hành chính

– Doanh nghiệp phát sinh chi phí phạt vi phạm hành chính chậm nộp thuế GTGT nhưng kế toán vẫn tống vào chi phí 642 là chi phí hợp lý cuối năm khi quyết toán thuế TNDN không loại bỏ vào mục B4 của tờ khai quyết toán năm => Xuất toán điều chỉnh làm tăng thu nhập tính thuế truy lại thuế TNDN, và tiền chậm nộp
Dịch vụ làm báo cáo tài chính tại quận hà đông
* Căn cứ:

+ Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

 +Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ

“Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”

= > Tất cả các khoản phạt đều sẽ không là chi phí hợp lý khi quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp nên kế toán phải biết mà loại ra (Cụ thể: Khi lập Tờ khai Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp thì phải nhập vào Chỉ tiêu B4)
Lưu ý 6: Thuế môn bài và các chi phí khác

6 lưu ý kế toán trong doanh nghiệp xây dựng khi bị thanh tra thuế kiểm tra1

Ảnh 3: 6 lưu ý kế toán trong doanh nghiệp xây dựng khi bị thanh tra thuế kiểm tra

– Hạch toán thuế môn bài vào TK 6422 mà không thông qua tài khoản 3338 =>> cán bộ xem không thấy bắt tìm giấy nộp tiền để chứng minh đã nộp thuế

– Kết chuyển thuế giá trị gia tăng thông qua TK 3388 rồi mới qua tài khoản 1331,33311

– Hạch toán Chi phí NVL, chi phí quản lý ….vào TK 152,642…nhưng không hạch toán bút toán thuế giá trị gia tăng đầu vào TK 1331 => đối chiếu công nợ với khách hàng luôn bị trả dư đúng bằng khoản tiền TK 1331

– Không có bảng tổng hợp nhập xuất tồn cụ thể chỉ có sổ cái => khi bàn giao số dư vô cùng khó khăn cho người kế toán kế tiếp khi tiếp nhận bàn giao

– Không có bảng phân bổ công cụ dụng cụ rõ ràng, cũng như tài sản cố định, gom cục và chỉ có sổ cái không có bảng phân bổ

– Không theo dõi và không có bảng tính giá thành chi tiết từng công trình, cận ngày thanh kiểm tra thuế mới làm gấp và bốc thuốc gấp

– Trích nhầm Tài khoản kết chuyển thuế giá trị gia tăng Tk 33311 vào Tk 3384 (Bảo hiểm y tế)

==> Hậu quả:

– Truy thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp 0.05%/ngày, và phạt 1 lần thuế cho hóa đơn bất hợp pháp (sau 03 tháng thẩm định hồ sơ của Cục thuế đà nẵng gửi cho Cục thuế Hà Nội để ra kết quả kiểm tra)

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh trì
==> Chú ý:

– Khi làm kế toán, các bạn tính giá thành phải chi tiết cho từng hợp đồng theo từng công trình, không bốc thuốc

– Hóa đơn có giá trị lớn nhớ phải kiểm tra, kiểm soát: phải hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và đầy đủ hồ sơ

– Khoản phạt và truy thu đối với hóa đơn nhân công bất hợp pháp quá lớn nên cơ quan thuế cũng không thèm xem, kiểm tra chi tiết đối với chi phí nhân công mặc dù với đặc điểm ngành nghề công ty là thi công xây dựng nhận thầu giao khoán nhân công là chủ đạo, chi phí nhân công là chủ yếu không có yếu tố Nguyên vật liệu đầu vào do NVL là do chủ đầu tư cấp, công ty chỉ cung cấp nhân công là chủ yếu kèm theo 1 số nguyên vật liệu phụ và công cụ dụng cụ thi công
[Read More...]


Khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu như thế nào?



Ngày 06/03/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 20/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016).

Theo quy định tại Thông tư này, người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra trong nước; số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu bán ra và chỉ được khấu trừ tối đa bằng tương ứng số thuế tiêu thụ đặc biệt tính được ở khâu bán ra trong nước. Riêng với số thuế tiêu thụ đặc biệt không được khấu trừ thuế, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Học kế toán thực tế Tại biên hòa
Người nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế TTĐB phải nộp bán ra trong nước. Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu bán ra và chỉ được khấu trừ tối đa bằng tương ứng số thuế TTĐB tính được ở khâu bán ra trong nước. Đối với số thuế TTĐB không được khấu trừ thuế, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều kiện khấu trừ thuế TTĐB được quy định như sau:
– Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế TTĐB để sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB và trường hợp nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB thì chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là chứng từ nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu.
– Đối với trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà sản xuất trong nước:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa, trong hợp đồng phải có nội dung thể hiện hàng hóa do cơ sở bán hàng trực tiếp sản xuất; Bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở bán hàng).
+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
+ Chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là hóa đơn GTGT khi mua hàng. Số thuế TTĐB mà đơn vị mua hàng đã trả khi mua nguyên liệu được xác định = giá tính thuế TTĐB nhân (x) thuế suất thuế TTĐB; trong đó:
Giá tính thuế TTĐB

=

Giá mua chưa có thuế GTGT
(thể hiện trên hóa đơn GTGT)



Thuế bảo vệ môi trường
(nếu có)
1 + Thuế suất thuế TTĐB

Việc khấu trừ tiền thuế TTĐB được thực hiện khi kê khai thuế TTĐB, thuế TTĐB phải nộp được xác định theo công thức sau:


Số thuế TTĐB phải nộp

=

Số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB được bán ra trong kỳ.



Số thuế TTĐB đã nộp đối với hàng hóa, nguyên liệu ở khâu nhập khẩu hoặc số thuế TTĐB đã trả ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hóa được bán ra trong kỳ.


Trường hợp chưa xác định được chính xác số thuế TTĐB đã nộp (hoặc đã trả) cho số nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ thì có thể căn cứ vào số liệu của kỳ trước để tính số thuế TTĐB được khấu trừ và sẽ xác định theo số thực tế vào cuối quý, cuối năm. Trong mọi trường hợp, số thuế TTĐB được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế TTĐB tính cho phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm. Cơ sở sản xuất phải đăng ký định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm với cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở.
Ví dụ 12: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại quảng ninh
+ Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán của 9.000 chai rượu xuất bán là 350 triệu đồng.
+ Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nước rượu phân bổ cho 9.000 chai rượu đã bán ra là 150 triệu đồng.
Số thuế TTĐB cơ sở A phải nộp trong kỳ là:
350 triệu đồng – 150 triệu đồng = 200 triệu đồng.
Ví dụ 13: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở B phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 100 máy điều hòa nhiệt độ A công suất 12.000 BTU, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 100 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ, số thuế TTĐB phát sinh khi bán ra trong nước là 120 triệu đồng.
Số thuế TTĐB cơ sở B phải nộp trong kỳ là:
120 triệu đồng – 100 triệu đồng = 20 triệu đồng.
Ví dụ 14: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở B phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 100 máy điều hòa nhiệt độ X công suất 12.000 BTU, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 100 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ là 90 triệu đồng.
Cơ sở B được khấu trừ số thuế TTĐB là 90 triệu đồng. Đối với số thuế TTĐB không được khấu trừ (10 triệu đồng), cơ sở B được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp được phép sản xuất xăng E5, E10, việc kê khai nộp thuế, khấu trừ thuế TTĐB được thực hiện tại cơ quan thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết trong kỳ của xăng E5, E10 được bù trừ với số thuế TTĐB phải nộp của hàng hóa, dịch vụ khác.
Người nộp thuế TTĐB thực hiện nộp Tờ khai thuế TTĐB theo Mẫu số 01/TTĐB và Bảng xác định thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có) của nguyên liệu mua vào, hàng hóa nhập khẩu (Mẫu số 01-1/TTĐB) được ban hành kèm theo Thông tư này”.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại hoàng mai
Để được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt, người nộp thuế phải có chứng từ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu (trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt) hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa, bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng, chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng (trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà sản xuất trong nước)…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/04/2017.

[Read More...]


Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng trích khấu hao Tài Sản Cố Định




 Nhiều bạn kế toán viên khi đi làm thường không tự tin về các công việc của một kế toán tài sản cố định. Một trong những công việc quan trọng của Kế toán tài sản cố định là hàng tháng, phải lập bảng trích khấu hao TSCĐ. Bài viết dưới đây, đội ngũ kế toán trưởng của lớp học Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn cách lập bảng trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Thông tư liên quan: TT45/2013/TT-BTC.



Học kế toán thực hành Tại đồng nai
Để lập được bảng trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng này thì các bạn phải xác định được thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định.
Xem thêm: Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ

Để hiểu rõ hơn về cách lập bảng trích khấu hao, Kế toán Lê Ánh xin đưa ra 01 ví dụ cụ thể dưới đây:


Công ty TNHH An Toàn Việt có 2 Tài sản cố định:
- 01 là Máy tính xách tay Apple, có nguyên giá 50triệu. Ngày đưa vào sử dụng là ngày 01/09/2015. Và thời gian trích khấu hao là 5 năm.
- 01 xe ôtô  Toyota Innova, có nguyên giá 450triệu. Ngày đưa vào sử dụng là ngày 11/12/2015. Và thời gian trích khấu hao là 7 năm.
Cách lập bảng trích khấu hao Tài sản cố định:
Chỉ tiêu 1: Số thứ tự của các tài sản cố định trong Doanh nghiệp.
Chỉ tiêu 2: Tên TSCĐ - ghi cụ thể tên tài sản mà bạn đi mua về.
Chỉ tiêu 3: Điền thông tin đơn vị tính của tài sản cố định.
Chỉ tiêu 4: Mã TSCĐ - là mã mà công ty bạn tự đặt, nên đặt mỗi tài sản 1 mã khác nhau để tránh bị trùng lập, tiện theo dõi.
Chỉ tiêu 5: Ngày đưa vào sử dụng - ngày Doanh nghiệp bạn bắt đầu đưa Tài sản vào sử dụng.
Chỉ tiêu 6: Nguyên giá TSCĐ - Là nguyên giá tài sản khi mua về bao gồm cả chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt, chạy thử để đưa tài sản vào hoạt động.


khóa học thực hành kế toán xây dựng Chỉ tiêu 7: Số năm trích khấu hao - theo quy định tại “Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC”.
Chỉ tiêu 8: Mức trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng = Chỉ tiêu 6 / chỉ tiêu 7
Chỉ tiêu 9: Thời gian trích khấu hao ngày: = chỉ tiêu 7 * 365 (1 năm = 365 ngày)
Chỉ tiêu 10: Mức trích khấu hao TSCĐ ngày: = chỉ tiêu 6/ chỉ tiêu 9
Chỉ tiêu 11:  Số ngày trích KH trong tháng: được tính bắt đầu từ ngày đưa vào sử dụng đến hết tháng. Như ví dụ cụ thể ở trên, công ty có 02 tài sản trên, ngày đưa vào sử dụng là tháng 9/2015 và tháng 12/2015, nên đến tháng 1/2016 số ngày trích sẽ được tính trọn tháng là 31 ngày.
Chỉ tiêu 12: Số khấu hao kỳ này:= Chỉ tiêu 10 * Chỉ tiêu 11
Chỉ tiêu 13: Số KH lũy kế kỳ trước: là tổng giá trị đã được đưa vào chi phí kì trước
Chỉ tiêu 14: Lũy kế:  = Chỉ tiêu 12 + Chỉ tiêu 13
Chỉ tiêu 15: Giá trị còn lại= Chỉ tiêu 6 – Chỉ tiêu 14
- Dòng Cộng nhà cửa vật dụng kiến trúc: là tổng các tài sản thuộc về nhà cửa trong bảng trích, như bảng trên thì Công ty An Toàn Việt không có nhà cửa nên dòng Cộng nhà cửa vật dụng kiến trúc = 0.
- Dòng Cộng máy móc thiết bị: là tổng các tài sản thuộc về máy móc thiết bị trong bảng trích, như bảng trên thì Công ty An Toàn Việt có 1 tài sản thuộc máy móc thiết bị nên Dòng Cộng máy móc thiết bị = 50 triệu.
- Dòng Cộng Phương tiện vận tải: là tổng các tài sản thuộc về phương tiện vận tải trong bảng trích, như bảng trên thì Công ty An Toàn Việt có 1 tài sản thuộc phương tiện vận tải nên dòng Cộng phương tiện vận tải = 450 triệu.

  dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại gia lâm
[Read More...]


Thuế thu nhập doanh nghiệp những điều cần biết



Thuế thu nhập doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua đối với doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ giúp các chủ doanh nghiệp tương lai hiểu rõ hơn về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhâp doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế.

Mục đích áp dụng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp là nhằm:

    Tạo cho nhà nước một khoản thu gắn với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung
    Bao quát và điều tiết được các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
    Thông qua ưu đãi về thuế suất, về miễn thuế, giảm thuế, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam.
    Tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần và trong tiến trình hội nhập ở nước ta hiện nay.

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Luật NTV tổng hợp, cập nhật đầy đủ các văn bản pháp luật, nghị định, thông tư về Thuế thu nhập doanh nghiệp, tra cứu các văn bản pháp luật về Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Số Tên văn bản Ngày hiệu lực Loại văn bản
14/2008/QH12 Luật số 14/2008/QH12 của Quốc hội khoá XII về Thuế thu nhập doanh nghiệp 01/01/2009 Luật
32/2013/QH13 Luật số 32/2013/QH13 ban hành ngày 19/06/2013 của Quốc hội khoá XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 01/01/2014 Luật
71/2014/QH13 Luật số 71/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 của Quốc hội khoá XIII sửa đổi các Luật về thuế 2014 01/01/2015 Luật
218/2013/NĐ-CP Nghị định 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 15/02/2014 Nghị định
91/2014/NĐ-CP Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định về thuế 15/11/2014 Nghị định
12/2015/NĐ-CP Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế 01/01/2015 Nghị định
12/VBHN-BTC Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành 26/05/2015 Nghị định
66/2010/TT-BTC Thông tư 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết 06/06/2010 Thông tư
199/2012/TT-BTC Thông tư 199/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 122/2011/NĐ-CP về chuyển đổi ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi theo cam kết WTO do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 31/12/2012 Thông tư
135/2013/TT-BTC Thông tư 135/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn áp dụng thí điểm chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức tài chính vi mô 11/11/2013 Thông tư
78/2014/TT-BTC Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/nđ-cp ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp 02/08/2014 Thông tư
212/2015/TT-BTC Thông tư 212/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại nghị định số 19/2015/nđ-cp ngày 14/02/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường 15/01/2015 Thông tư
119/2014/TT-BTC Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 15/01/2015 Thông tư
151/2014/TT-BTC Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 15/01/2015 Thông tư
96/2015/TT-BTC Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành 22/06/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính 06/08/2015 Thông tư
26/VBHN-BTC Văn bản hợp nhất 26/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 14/09/2015 Văn bản hợp nhất
Các tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý
Lớp học kế toán Tại biên hòa
Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý là khoản thuế phát sinh trong quý mà doanh nghiệp phải tạm nộp. Theo quy định mới nhất hiện hành 2016, DN phải thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, và không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý.

Cách tính Thuế thu nhập nhập tạm tính quý Theo thông tư 78/2014/TT-BTC:
Tính Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Chú ý : Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng

Trong đó:
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận tân phú
Doanh thu: là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

    Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
    Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Chi phí được trừ: là những Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Mặc dù vậy nhưng có có rất nhiều các khoản chi thực tế và có chứng từ nhưng cũng không được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Xác định phần thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định )
Tính số thuế TNDN phải nộp

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp  = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) X Thuế suất thuế TNDN

Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có): được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 2017

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất theo điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và thông tư 96/2015/TT-BTC của bộ Tài Chính.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại huyện củ chi     Thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp (trừ 1 số loại hình doanh nghiệp bên dưới)
    Thuế suất 32% – 50% áp dụng cho doanh nghiệp có hoạt động tìm kiêm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm tại Việt Nam.
    Thuế suất 50% sẽ áp dụng với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc. wonfram, antimoan, đá quý, đát hiếm. Căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ. Thủ tướng Chính Phủ quyết định mức thuế suất phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của bộ trưởng Bộ Tài Chính. Trường hợp các mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%.

[Read More...]


Các biện pháp để tránh thuế thay vì trốn thuế



Dưới đây là một số phương thức điển hình của trường hợp “tránh thuế” hợp pháp theo các quy định của pháp luật thuế của Việt Nam để chúng ta có cái nhìn toàn diện về những ích lợi của việc ứng dụng “tránh thuế” hợp pháp trong việc giảm thiểu chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


Trong lĩnh vực thuế TNDN:

(i) Đăng ký trích khấu hao nhanh tài sản cố định trong trường hợp doanh nghiệp dự kiến có lãi nhiều hay ngược lại đăng ký trích khấu hao chậm nếu đang trong thời gian được ưu đãi miễn giảm thuế TNDN;

(ii) Chọn đăng ký phương thức khấu hao thích hợp tùy theo dự kiến doanh nghiệp sẽ có lãi hay bị lỗ (phương thức đường thẳng; theo số dư giảm dần có điều chỉnh; hay theo số lượng, khối lượng sản phẩm);

(iii) Đăng ký chuyển lỗ trong vòng 05 năm vào những năm tài chính mà doanh nghiệp dự kiến sẽ có lãi lớn để dùng số lỗ đó giảm thu nhập chịu thuế;

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại quận 9 (iv) Doanh nghiệp đi vay tiền chịu lãi để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đưa tiền lãi đó vào chi phí để giảm thu nhập chịu thuế thay vì yêu cầu cổ đông, thành viên góp vốn tự đi vay tiền để góp vốn điều lệ (tiền lãi từ tiền vay phục vụ cho việc góp vốn vào doanh nghiệp không được xem là chi phí hợp lý).

Trong lĩnh vực thuế nhập khẩu :

Nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ những nước có ký các hiệp định về ưu đãi thuế quan với Việt Nam (chẳng hạn như Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước Asean-CEPT) để được hưởng mức thuế suất thấp.

Trong lĩnh vực thuế nhà thầu:

(i) Chọn lựa giữa việc đăng ký thực hiện chế độ kế toán Việt Nam (đăng ký, kê khai và trả thuế trên doanh thu thực nhận và chi phí thực tế phát sinh) hay không đăng ký thực hiện chế độ kế toán Việt Nam (đăng ký, kê khai và trả thuế theo phương thức khoán trên doanh thu theo hợp đồng);

Trung tâm dạy kế toán Tại quảng ninh (ii) Ký hợp đồng dịch vụ với những công ty là đối tượng cư trú ở những nước mà có ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần (“HĐTĐTHL”) với Việt Nam mà theo nội dung của các HĐTĐTHL đó công ty dịch vụ đó, trong một số trường hợp, có thể được hưởng thuế suất thấp hơn và lẽ đương nhiên là sẽ giảm giá mua bán hàng hóa/dịch vụ với doanh nghiệp;

Trong lĩnh vực thuế trước bạ:

Thường là trong việc “chạy thuế”, tức là mua trước hay mua sau một mốc thời gian quan trọng nhất định đối với một số loại hàng hóa hay dịch vụ (ví dụ như thời điểm 31/12/2009 đối với xe hơi) để tận dụng việc tăng hay giảm của mức thuế trước bạ dành cho loại hàng hóa hay dịch vụ đó.

Gần đây, Luật Thuế TNCN ban hành cũng có nhiều cách để “tránh thuế” hợp pháp. Một số cách thức phổ biến là:

(i) Chọn đối tượng nộp thuế là vợ hoặc chồng tùy theo thu nhập cao thấp của từng người trong việc kê khai giảm trừ gia cảnh đối với số người phụ thuộc trong gia đình nhằm mục đích giảm số thuế phải trả;

(ii) Doanh nghiệp không trả lương cho các cổ đông cá nhân tham gia hoạt động quản lý doanh nghiệp (thuế suất tối đa đối với tiền lương, tiền công chịu thuế TNCN ở mức 35%) để cổ đông nhận được cổ tức cao hơn (doanh nghiệp chỉ đóng thuế thuế TNDN 25% trên thu nhập trước thuế và cổ đông cá nhân đóng 5% thuế TNCN trên cổ tức nhận được).

dịch vụ làm báo cáo tài chính tại tỉnh Bình Dương Như vậy, trong quá trình tìm kiếm các giải pháp khả thi để giảm thiểu chi phí nhằm đối phó với tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, ngoài việc xem xét việc giảm lương, giảm giờ làm, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, thương lượng giảm giá hàng hóa/dịch vụ với các nhà cung cấp, thanh lý các tài sản không cần thiết v.v. thì doanh nghiệp cũng nên chú ý đến việc xem xét các biện pháp “tránh thuế” hợp pháp mà luật pháp cho phép để giảm thiểu chi phí. Nếu chuyên môn pháp lý và nghiệp vụ về thuế, kế toán chưa vững hay thì chủ doanh nghiệp có thể nhờ các công ty luật, công ty kiểm toán có kinh nghiệm tư vấn giúp đở để đạt được mục đích như mong muốn mà không vi phạm các quy định pháp luật hiện hành.

Nguồn: Theo LS Nguyễn Hữu Phước – Công ty luật Phuoc & Partners
[Read More...]


Chính sách thuế đối với chứng quyền có bảo đảm




Chứng quyền có bảo đảm là gì? Chính sách thuế GTGT, TNDN, TNCN đối với chứng quyền có bảo đảm như thế nào? Kế toán Hà Nội xin trình bày cho bạn đọc như sau:

Chứng quyền có bảo đảm là gì?
Theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/06/2015:


Chứng quyền có bảo đảm là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

Ngày 05/02/2018, Bộ Tài chính có công văn số 1468/BTC-CST hướng dẫn về chính sách thuế đối với chứng quyền có bảo đảm với các nội dung:

Học kế toán thực hành Tại thanh xuân
1. Chính sách thuế GTGT đối với chứng quyền có bảo đảm
Theo đó, các hoạt động liên quan tới chào bán, niêm  yết, giao dịch, tạo lập thị trường, kinh doanh chứng khoán, bù trừ, thanh toán chứng quyền thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

2. Chính sách thuế TNDN đối với chứng quyền có bảo đảm
Đối với doanh nghiệp trong nước: Trường hợp trong kỳ tính thuế doanh nghiệp (bao gồm công ty chứng khoán phát hành chứng quyền và nhà đầu tư là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam) có thu nhập từ chứng quyền có bảo đảm (thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh, chào bán và thanh toán chứng quyền, hoạt động tạo lập thị trường và phòng ngừa rửi ro của chứng quyền có bảo đảm) thì khoản thu nhập này doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế TNDN với mức thuế suất 20% theo quy định.
Khoản chênh lệch tăng/giảm do đánh giá lại chứng quyền có bảo đảm và tài sản cơ sở cuối năm tài chính, doanh nghiệp không tính vào thu nhập/chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Đối với tổ chức nước ngoài sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp (nhà thầu nước ngoài): Trường hợp nhà thầu nước ngoài có thu nhập từ chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm áp dụng tỷ lệ thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế:
+ Đối với công ty chứng khoán phát hành chứng quyền: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm phát hành chứng quyền mua, thời điểm chứng quyền bị hủy niêm yết hoặc thời điểm thực hiện quyền.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại biên hòa đồng nai + Đối với nhà đầu tư (bao gồm tổ chức, cá nhân): Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm nhà đầu tư chuyển nhượng chứng quyền mua trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán hoặc thời điểm chứng quyền bị hủy niêm yết hoặc thời điểm nhà đầu tư thực hiện quyền.

3. Chính sách thuế TNCN đối với chứng quyền có bảo đảm
Trường hợp trước ngày đáo hạn, nhà đầu tư chuyển nhượng chứng quyền:
Do chứng quyền có bảo đảm được giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở nên khi chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm thì thu nhập từ chuyển nhượng chứng quyền sẽ áp dụng thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán, được xác định bằng giá chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm từng lần nhân (x) với thuế suấ 0,1%. Trong đó:

Giá chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm từng lần là giá khớp lệnh chứng quyền trên Sở giao dịch chứng khoán nhân (x) Số lượng chứng quyền.

Trường hợp trước ngày đáo hạn, chứng quyền bị hủy niêm yết:
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng quyền được xác định bằng giá chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm từng lần nhân (x) với thuế suất 0,1%

Theo quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 107/2016/TT-BTC ngày 29/06/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chào bán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm thì giá chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm là:

+ Giá mua lại theo mức giá thị trường của tổ chức phát hành thông qua hoạt động tạo lập thị trường nhân (x) Số lượng chứng quyền (trước ngày hủy niêm yết có hiệu lực); hoặc

+ Giá thanh toán chứng quyền do tổ chức phát hành công bố nhân (x) Số lượng chứng quyền (sau ngày hủy niêm yết có hiệu lực).

Giá thanh toán của chứng quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 107/2016/TT-BTC.

dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Biên Hòa Đồng Nai Tại thời điểm nhà đầu tư thực hiện quyền:
Do hiện hành mới quy định thực hiện quyền chuyển giao bằng tiền nên thời điểm phát sinh thu nhập là thời điểm nhà đầu tư thực hiện quyền. Tại thời điểm thực hiện quyền chuyển giao bằng tiền, thu nhập của nhà đầu tư áp dụng mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm từng lần. Trong đó, giá chuyển nhượng chứng quyền có bảo đảm từng lần bằng giá thanh toán của chứng khoán cơ sở nhân (x) (số lượng chứng quyền chia (:) cho Tỷ lệ chuyển đổi). Giá thanh toán của chứng khoán cơ sở do Sở giao dịch chứng khoán công bố theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 107/2016/TT-BTC.

Khấu trừ thuế: Công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký nơi cá nhân, nhà thầu nước ngoài mở tài khoản lưu ký có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi thanh toán tiền cho cá nhân, nhà thầu nước ngoài.
[Read More...]





Thuế môn bài là gì và nộp thuế môn bài như thế nào?


Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm.
Đa số các doanh nghiệp và các kế toán tại các đơn vị nộp và đóng thuế TNDN tạm nộp, Thuế GTGT hàng tháng, năm rất chuẩn nhưng có một nghịch lý là: rất hay quên đóng thuế môn bài hàng năm. Đây là một điều sơ ý một cách tự nhiên và hậu quả là bị phạt tội trốn thuế.
 Kế toán Hà Nội chia sẻ một số kinh nghiệm dưới đây:

Hình thức đóng thuế môn bài

– Người nộp thuế mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 06 tháng đầu năm 2018 thì thực hiện kê khai, nộp thuế môn bài cả năm.
– Người nộp thuế mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 06 tháng cuối năm 2018 ( Tức là từ ngày 1 tháng 7 trở đi) thì thực hiện kê khai, nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.
– Người nộp thuế có thực tế kinh doanh nhưng không kê khai đăng ký thuế và mã số thuế thì phải nộp mức thuế môn bài cả năm không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
– Trường hợp người nộp thuế đang hoạt động kinh doanh có mức thuế môn bài phải nộp năm 2018 không có sự thay đổi so với năm 2017 thì người nộp thuế không phải nộp Tờ khai thuế môn bài, mà chỉ phải nộp tiền thuế, hạn nộp là ngày 30/1 đầu năm tài chính.
– Trường hợp người nộp thuế có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế (như thay đổi vốn điều lệ, vốn đầu tư…) làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm 2016 thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài theo Mẫu số 01/MBAI (ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính). Thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi.
Thời hạn nộp thuế môn bài năm 2018: hạn cuối là ngày 30/1/2018
Mức thu lệ phí môn bài
1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Học kế toán Tại từ liêm
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
Các tổ chức kinh tế nêu trên nộp thuế Môn bài căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo biểu như sau:

Bảng thuế môn bài doanh nghiệp mới nhất 2018

 Hoa Sen xin gửi đến bạn bảng thuế môn bài mới nhất năm 2018:
Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
Xem thêm chi tiết tại : Nghị định 139/2016/NĐ-CP lệ phí môn bài

Về Khai, nộp lệ phí môn bài:

Điều 5. Khai, nộp lệ phí môn bài
1. Khai lệ phí môn bài được thực hiện như sau:
a) Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;
b) Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh trì
2. Hồ sơ khai lệ phí môn bài là Tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Người nộp lệ phí môn bài nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
a) Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí;
b) Trường hp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiệnộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.
4. Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Trường hợp người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất kinh doanhoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.
5. Lệ phí môn bài thu được phải nộp 100% vào ngân sách nhà nước thequy định của pháp luật.
Điều 6. Hiệu lực thi hành.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Trường hợp người nộp thuế môn bài đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp thuế môn bài trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cho các năm tiếp theo nếu không có thay đi các yếu tố làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài phải nộp.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại quảng ninh
Căn cứ vào vốn hoặc doanh thu và mức lệ phí môn bài, cơ quan thuế rà soát và lập bộ lệ phí môn bài, thông báo lệ phí môn bài phải nộp cho tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình và triển khai quản lý thu lệ phí môn bài theo quy định của Nghị định này.
3. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế môn bài và Điều 18 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế hết hiệu lực thi hành.
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page