Lời khuyên đắt giá giúp doanh nghiệp mới chọn công cụ kế toán “chuẩn”



Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 9 tháng đầu năm 2016 tổng số doanh nghiệp thành lập mới là hơn 81.000. Tuy nhiên, hơn 53.000 doanh nghiệp khác đã kịp đăng ký tạm dừng kinh doanh, chờ hoặc đã hoàn tất thủ tục giải thể. Làm thế nào để giữa thương trường khắc nghiệt, doanh nghiệp mới thành lập sẽ đứng vững?

dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Bắc Ninh
Nắm chắc các công cụ tối ưu để hỗ trợ điều hành ngay từ khi mới thành lập sẽ giúp các doanh nghiệp thiết lập những bước đi vững chắc, trong đó có kế toán - “bộ não tài chính” của bất cứ doanh nghiệp nào. Mua phần mềm tốt hỗ trợ thay vì dùng excel, sổ sách giấy tờ thủ công là việc mà ông chủ nào cũng nên làm.

Dưới đây là 5 lời khuyên hữu ích cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ khi chọn phần mềm kế toán tốt:

Chọn phần mềm phù hợp lĩnh vực đang kinh doanh

Nếu là doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, phần mềm phải theo dõi được các khoản doanh thu, chi phí, công nợ và tự động tính lợi nhuận theo từng bộ phận. Nếu sản xuất hay xây lắp, hãy coi trọng tính năng tính giá thành sản phẩm theo nhiều phương pháp để giúp tiết kiệm thời gian trong việc xác định giá thành sản phẩm.

Chọn phần mềm giúp tăng năng suất bộ phận kế toán

Khi quyết định dùng phần mềm phải đặt mục tiêu giúp tiết kiệm được bao nhiêu % thời gian làm việc của kế toán, thủ quỹ, thủ kho. Khả năng tổng hợp nhanh và chính xác của phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp có các báo cáo kế toán tài chính, quản trị để ra quyết định điều hành chuẩn xác.

Chọn phần mềm của đơn vị có kinh nghiệm, uy tín

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng
Tìm hiểu nhà cung cấp đã bán phần mềm lâu chưa, số lượng khách hàng mà họ phục vụ, có uy tín trong giới CNTT hay không. Đừng bỏ qua các chứng chỉ về quản lý chất lượng, an ninh thông tin mà đơn vị đó đang áp dụng để đảm bảo được dùng “hàng xịn”.

Giao diện đẹp, đơn giản, dễ sử dụng

Hình thức của phần mềm rất quan trọng, để nhân viên kế toán dễ sử dụng, người đọc báo cáo thấy thuận tiện. Phần mềm cần có giao diện thuần Việt, các nghiệp vụ sắp xếp tuần tự trực quan theo luồng quy trình công việc, dễ hiểu.

Mua dịch vụ tốt bên cạnh phần mềm tốt

Trong thời gian bảo hành phải được sử dụng những tính năng mới nhất, kể cả các tính năng thay đổi do quy định mới của cơ quan Nhà nước. Mua phần mềm là mua dịch vụ, đơn vị cung cấp chăm sóc hậu bán hàng chu đáo như trung tâm tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng, tài liệu hướng dẫn tự học,...

Các lời khuyên trên đây sẽ giúp bạn “chấm điểm” phần mềm kế toán một cách chính xác, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp mình. “Bộ não tài chính” của doanh nghiệp khi có công cụ hỗ trợ hữu hiệu, sẽ phát huy tối đa năng suất, hỗ trợ phát triển bài bản ngay từ giai đoạn mới thành lập.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
Theo Trí Thức Trẻ
[Read More...]


Thực hiện VNACCS/VCIS tại TP.HCM: Chủ yếu vướng mắc về kỹ thuật



Sau 3 ngày triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS tại Cục Hải quan TP.HCM mặc dù gần 3.000 tờ khai hải quan đã được thông quan thông suốt, nhưng đã phát sinh những vướng mắc cần tháo gỡ.

dịch vụ làm báo cáo tài chính tại tỉnh Bình Dương Các chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn Hải quan cửa Tân Cảng.

Điều dễ nhận thấy thấy nhất tại các chi cục đã triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS, các chuyên gia của Nhật Bản, Tổ hỗ trợ của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan TP.HCM và các công ty cung cấp phần mềm luôn túc trực sẵn sàng hỗ trợ, giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh cho cả DN và cơ quan Hải quan.

Chính vì thế, theo lãnh đạo các chi cục, chưa có phát sinh vướng mắc lớn trong 3 ngày triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS. Tuy nhiên, đã phát sinh một số vướng mắc về kĩ thuật, về các thao tác do một số DN còn lúng túng trong việc khai báo, còn khai sai các mã loại hình, mã chi cục, mã đội… Tuy nhiên, những vướng này đã được Tổ tư vấn VNACCS/VCIS tại các chi cục hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời, nên không xảy ra trường hợp nào bị ách tắc hàng hóa do vướng mắc.

Sau 3 ngày triển khai, tại 3 chi cục hải quan cửa khẩu cảng biển TP.HCM đã có gần 3.000 tờ khai hải quan được thông quan trên Hệ thống VNACCS/VCIS. Trong đó, tại Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 có số lượng tờ khai thông quan lớn nhất trên 2.000 tờ khai.

Theo đánh giá của các chi cục hải quan, hệ thống VNACCS/VCIS vận hành khá tốt, chương trình chạy nhanh, rất thuận lợi cho cơ quan Hải quan và DN trong thông quan hàng hóa. Tuy những vướng mắc phát sinh đã được tháo gỡ ngay để thông quan hàng hóa cho DN, nhưng cũng có những vướng mắc cần được hướng dẫn cụ thể.

Chẳng hạn, đối với tờ khai xuất khẩu có nhiều container, trong quá trình khai báo hải quan, DN còn đang đóng hàng, nên chưa có số lượng container chính xác để khai báo. Để tạo thuận lợi cho DN, cơ quan Hải quan kiến nghị, cho phép DN bổ sung trước khi xác nhận qua khu vực giám sát.

Hay đối với trường hợp, hàng xuất đông lạnh đã đóng container và đã thông quan. Do container lạnh thường xuyên bị hỏng phải sang hàng hóa qua container khác. Tuy nhiên, trên hệ thống DN không được khai báo sửa đổi số container, vì theo quy định DN không được phép sửa sau thông quan những thông tin không liên quan đến thuế.

Qua kiểm tra tờ khai luồng Xanh, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 phát hiện 2 tờ khai máy móc cũ đã qua sử dụng nên đã quyết định dừng thông quan đột xuất, chuyển kiểm tra thực tế hàng hóa. Tuy nhiên khi thao tác duyệt dừng thông quan trên chương trình lại báo lỗi tờ khai chưa được cấp phép. Theo hướng dẫn của Cục Công nghệ Thông tin- Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan), tờ khai phải được thông quan trên hệ thống sau đó chương trình mới cho dừng thông quan. Với vướng mắc này, Cục Hải quan TP.HCM đề xuất được chỉnh sửa chương trình theo hướng cho phép dừng thông quan tờ khai ngay khi phát hiện nghi vấn mà không cần phải nhập máy thông quan cho tờ tờ khai.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Đối với việc khai bổ sung trong trường hợp doanh nghiệp chấp nhận tăng giá do cơ quan Hải quan xác định không qua tham vấn, theo quy trình và các công văn hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, DN phải thực hiện khai bổ sung theo giá đã chấp nhận. Tuy nhiên, DN cho rằng, nếu thực hiện như vậy sẽ kéo dài thời gian thông quan hàng hóa do DN phải về khai bổ sung và truyền lại dữ liệu.

Để giải quyết vướng mắc này, Cục Hải quan TP.HCM đề xuất, khi có đủ cơ sở để bác bỏ giá khai báo của DN, cơ quan Hải quan sửa luôn trên hệ thống, thông báo cho DN tiền thuế tăng tương ứng để nộp bổ sung.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp đề nghị hướng dẫn đối với trường hợp, nếu doanh nghiệp khai bổ sung giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan Hải quan, trên tờ khai in ra số tiền trị giá sẽ tăng hơn so với hợp đồng, invoice. Khi doanh nghiệp chuyển tiền thanh toán sẽ khó vì Ngân hàng đối chiếu số tiền tiền thuế không trên các chứng từ.

Ngoài ra, còn một số vướng mắc về kĩ thuật liên quan đến thu phí, lệ phí đối với mặt hàng tiêu, điều, cà phê của các DN thuộc các hiệp hội. Theo quy định, nếu doanh nghiệp thuộc hiệp hội thì phải nộp lệ phí. Doanh nghiệp không phải là thành viên hiệp hội thì không phải nộp lệ phí khi xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay trên Hệ thống VNACCS/VCIS không thể phân biệt doanh nghiệp thành viên hay không không thành viên, nên trên tờ khai hải quan, nếu doanh nghiệp khai báo xuất khẩu các mặt hàng tiêu, điều, cà phê thì trên tờ khai cũng thể hiện ngay số tiền lệ phí phải nộp.

Vướng mắc trên đã được Cục Hải quan TP.HCM báo cáo Tổng cục Hải quan. Trước mắt, các chi cục tạm thời thực hiện nghiệp vụ trên hệ thông để thông quan. Đồng thời, giữ lại các chứng từ bản photocopy, ghi nhận vào sổ theo dõi chờ hướng dẫn
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Tháng 6: CPI tại TPHCM tăng mạnh hơn Hà Nội



Tại TPHCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,58% so với tháng 5 và tăng 5,52% so với cùng kỳ năm trước. Tại Hà Nội, CPI tháng 6 tăng 0,08% so với tháng trước.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bình dương

Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố các chỉ số kinh tế vĩ mô trên địa bàn. Theo đó, CPI tháng 6 tăng 0,58% so với tháng 5, chủ yếu do giá dịch vụ y tế tăng 11,65%. Trong 11 nhóm mặt hàng có 8 nhóm hàng tăng giá là ăn uống, may mặc, nhà ở điện nước chất đốt, thiết bị đồ dùng gia đình, dược phẩm dịch vụ y tế, giáo dục và hàng hóa dịch vụ khác.

Có 3 nhóm hàng giảm giá là đồ uống thuốc lá, bưu chính viễn thông và văn hóa giải trí.

Trong mặt hàng lương thực, thực phẩm thì sữa đứng đầu về mức tăng giá với 2,4%. Gas đứng thứ 2 với mức tăng 1,33%. Xếp ngay sau đó là dầu mỡ ăn và chất béo khác với 1,11%. Các mặt hàng như lương thực, thịt chế biến giảm giá so với tháng trước. Dịch vụ ăn uống ngoài gia đình không biến động.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty tại long biên
So với tháng 12/2013, giá tiêu dùng tăng 1,09%, với mức tăng cao nhất thuộc về nhóm thuốc và dịch vụ y tế là 8,53%, giao thông là nhóm có mức tăng xếp thứ hai với mức tăng 2,46% mà chủ yếu do xăng dầu tăng 4,09%. Xếp thứ ba là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 1,54%) trong đó thực phẩm tăng 2,44%. Như vậy bình quân mỗi tháng trong 6 tháng đầu năm CPI tăng 0,89%.

Tại Hà Nội, Cục thống kê Hà Nội cho biết, CPI tháng 6 tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 6,43% so cùng kỳ. Có 9/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng trong tháng này, tuy nhiên, mức tăng không đáng kể. Có 2 nhóm có chỉ số giá giảm là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (giảm 0,27%) và nhóm bưu chính, viễn thông (giảm 0,17%).

Trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, lương thực giảm 0,93%, thực phẩm giảm 0,32%. Theo Cục Thống kê Hà Nội, nguyên nhân khiến giá gạo giảm là do nguồn cung dồi dào, miền Bắc được mùa, năng suất cao. Các mặt hàng khác trong nhóm lương thực như mì tôm, bánh đa, khoai lang... giữ giá ổn định.

Hầu hết các mặt hàng trong nhóm thực phẩm đều giảm. Trong đó, rau xanh giảm do thời tiết thuận lợi, một số loại rau chính vụ tăng trưởng tốt. Giá thịt lợn giảm, giá thịt bò ổn định. Sau một thời gian giảm giá do tâm lý e ngại dịch cúm gia cầm của người tiêu dùng, giá gia cầm đã tăng trở lại, nhưng mức tăng không cao. Ăn uống ngoài gia đình tăng nhẹ (tăng 0,22%) so tháng trước.

Trong tháng này, chỉ số giá vàng giảm 0,92% và chỉ số giá USD tăng 0,36% so với tháng trước.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại vĩnh phúc
Nguồn Tạp Chí Thuế
[Read More...]


Bình Dương: Tập trung chống thất thu ngân sách



Để hoàn thành dự toán thu ngân sách được giao 31.500 tỉ đồng, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế và phối hợp trong công tác chống thất thu thuế, chống các hành vi gian lận thuế, khai thác nguồn thu cho ngân sách.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quảng ninh
Theo đó, cơ quan Thuế chủ động báo cáo với UBND các cấp về tình hình thu thuế, những vấn đề vướng mắc, khó khăn, liên quan đến công thuế tại địa phương; đề xuất biện pháp phối hợp với các ngành để thực hiện tốt công tác chống thất thu, khai thác nguồn thu. UBND tỉnh Bình Dương cũng giao trách nhiệm cho các sở, ngành trong công tác phối hợp chống thất thu, chống các hành vi gian lận thuế, khai thác tốt nguồn thu…

Theo Chỉ thị, ngoài việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế theo quy định của pháp luật, Cục Thuế Bình Dương tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian làm thủ tục nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho người nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho người nộp thuế; triển khai sâu rộng việc kê khai thuế qua mạng internet.

Giải quyết ngay các chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí theo quy định của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, cá nhân nhằm hỗ trợ cải thiện đời sống, phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng xuất khẩu, góp phần ổn định, tăng trưởng kinh tế để tăng thu ngân sách.

Đặc biệt triển khai quyết liệt các biện pháp chống thất thu ngân sách, thực hiện kịp thời và kiểm soát chẽ chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng; đẩy mạnh việc xử lý và thu hồi nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng
Tập trung thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề, như: chuyển giá, chuyển nhượng bất động sản, đầu tư vốn, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản của các doanh nghiệp có trụ sở tại các địa phương không có nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp mới thành lập đăng kí đa ngành nghề nhưng số vốn đăng kí thấp… kịp thời xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng kiểm tra hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tại cơ quan Thuế.

Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, như: Hải quan, Quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước… kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm lợi dụng chính sách pháp luật để trốn thuế, gian lận thuế.

Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thuế, hỗ trợ cung cấp thông tin về người nộp thuế khi cần thiết, áp dụng các biện pháp để phục vụ cho công tác cưỡng chế thu hồ nợ thuế theo quy định của pháp luật. Giám sát việc thanh toán các khoản tiền lớn, nhất là các khoản thanh toán bất thường…

Sở Công Thương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giá một số một hàng nhạy cảm, ngăn chặn tình trạnng kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng…

Được biết, thu ngân sách 6 tháng đầu năm của tỉnh Bình Dương đạt 15.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và đạt 47,6% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao; trong đó thu nội địa 10.900 tỷ đồng, đạt 48% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức
Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển kinh tế những tháng cuối năm



Ngày 17-7, Khối nghiên cứu kinh tế ngân hàng HSBC công bố báo cáo đánh giá về triển vọng kinh tế châu Á trong Quý III-2014. Việt Nam được đánh giá có nhiều triển vọng phát triển kinh tế trong những tháng cuối năm 2014.

Theo nhận định của HSBC, khi nhu cầu đối với hàng xuất khẩu giảm, các nền kinh tế tại châu Á quay lại thị trường nội địa thông qua kích thích nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng như đầu tư trong nước.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bình dương Thế nhưng mô hình này đang gặp phải những thử thách tối đa do năng suất chậm chạp bắt đầu tác động lên tiến độ. Tuy nhiên, chỉ một điều đó thì không đủ để báo trước một cuộc suy thoái. Lãi suất thấp và ổn định, thanh khoản dồi dào, lạm phát ổn định tạo điều kiện cho tăng trưởng mặc dù với tốc độ tăng trưởng còn thấp.

Để giải quyết khó khăn này, các doanh nghiệp cần khẩn cấp thực hiện tái cấu trúc nhất là trong khi còn cách xa mục tiêu trong khi lãi suất một lần nữa bắt đầu tăng. Thật may mắn khi tại Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và các nước nhỏ khác, các nhà chức trách đã bắt đầu thực hiện những bước cần thiết. Tuy nhiên họ cũng cần thận trọng bởi phải nỗ lực ở rất nhiều mặt khác nếu muốn đảm bảo sự thịnh vượng tại châu Á.

Riêng tại Việt Nam, HSBC nhận định có nhiều kỳ vọng vào tương lai. Từ tháng 12-2013, chỉ số Nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất do HSBC khảo sát ở mức trên 50 điểm, thể hiện sự cải thiện về điều kiện kinh doanh của lĩnh vực này. Sản lượng tốt và sức mua mạnh đã đáp ứng tốt cho việc nhà sản xuất giảm giá bán và cầu bên ngoài cải thiện.

Trong tháng 6-2014, tăng trưởng xuất khẩu đạt mức hai con số, dù tốc độ có giảm.

Sản xuất và dịch vụ gia tăng đã thúc đẩy GDP tăng 5,5% trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 4,8% của quý 1. Trong thời gian qua, những căng thẳng với Trung Quốc trên biển đông chỉ tác động hạn chế đến kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn, trong đó các ngành như du lịch chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại long biên Lượng khách du lịch đến từ Trung Quốc có giảm đi nhưng trong vài tháng tới sẽ trở lại bình thường. Từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng 26,1%, và kỳ vọng mức này sẽ còn tăng thêm và kích thích ngành bán lẻ phát triển.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục ổn định, cho thấy các nhà đầu tư chính (Nhật, Hàn Quốc, Mỹ và Đài Loan) vẫn không thay đổi lập trường đối với Việt Nam.

Vấn đề lâu dài của Việt Nam là tổ chức chuỗi cung ứng. Hiện nay nhiều ngành xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài như dệt may, da giày, và điện tử. Việt Nam vẫn đang trong quá trình thảo luận Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu TPP khép lại thành công, Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất nhưng lại gặp phải Quy định về xuất xứ buộc phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước trong nhóm TPP.

HSBC nhận định, những vấn đề phải giải quyết để TPP được ký kết và những căng thẳng tạm thời với Trung Quốc có thể thúc đẩy tốc độ tái cấu trúc; kỳ vọng lạm phát sẽ ổn định với vài đợt tăng tạm thời vào đầu quý 3 và Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lãi suất ở mức 5,0%. Các nhà quan sát sẽ tiếp tục dõi theo kết quả của Hiệp định thương mại tự do với châu Âu (EUFTA) và TPP, bên cạnh đó là việc tái cấu trúc các công ty nhà nước và khối ngân hàng.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Chung cư mini: Ngon - rẻ nhưng chưa “bổ”



Không dày đặc trên các website đăng tin môi giới bất động sản (BĐS), chẳng rầm rộ khai trương mở bán dự án, lặng lẽ bằng những tờ rơi nhỏ lẻ hoặc len lỏi ở một vài diễn đàn về kiến thức, kinh nghiệm gia đình, là công thức để dân buôn bán nhà đất lẫn các chủ nhân căn hộ chung cư mini (CCMN) chào hàng.

Lặng lẽ bằng những tờ rơi nhỏ lẻ hoặc len lỏi ở một vài diễn đàn về kiến thức, kinh nghiệm gia đình là công thức để dân buôn bán nhà đất lẫn các chủ nhân căn hộ CCMN. Nguồn: internet

Sau những thông tin hấp dẫn “khó thể chối từ” về giá bán, vị trí, phí dịch vụ, giao dịch thường dừng lại ở khâu sổ hồng căn hộ để thương thảo. Gặp thầy - thợ thì không nói, còn gặp “gà” là bán trôi ngay - môi giới Lan hóm hỉnh cho biết.

Đắc địa, giá rẻ chỉ có CCMN?

Giới kinh doanh hay tạo lập nhà thương mại ở Thủ đô đều thừa nhận, hiện vai trò quyết định giá trị lẫn thanh khoản BĐS chủ yếu nằm ở hạ tầng (bao gồm vị trí, khớp nối hạ tầng). Bởi lẽ, như một sự thật hiển nhiên, hầu hết những dự án sánh vai nhau khuấy thị trường từ đầu năm tới nay đều ổn về pháp lý doanh nghiệp (DN) lẫn tiến độ công trình.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang Giá cả đối với từng phân khúc sản phẩm đều phân hóa rõ. Chung cư bình dân, được Ngân hàng “chống lưng” bằng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng (hoặc được một trong các ngân hàng thương mại uy tín cho khách hàng vay ưu đãi mua nhà) có mức giá xoay quanh khoảng 13 - 18 triệu đồng/m2 (tùy vị trí, tính chất đầu tư của DN).

Tham khảo các sản phẩm mục tiêu của “chợ” BĐS (Trung Hòa - Nhân Chính, Cầu Diễn, Cầu Giấy, Trương Định - Giải Phóng…), căn hộ chung cư có mức giá dưới 20 triệu đồng/m2 (đối với giao dịch mua bán) và 10 - 18 triệu đồng/tháng (thuê) đang lấn át phần còn lại.

Đáng nói, chia sẻ từ một số đơn vị kinh doanh BĐS dạng này khẳng định, nguồn hàng đang khan hiếm dần do nhu cầu ngày càng lớn. Nghịch lý, chỉ riêng ở mảng mua - bán mà chủ thể là các Thượng đế bình dân, họ vẫn cố gắng chen chân vào các quận trung tâm dù cơ bản nguồn cung mới đang eo hẹp.

Điều này càng rõ rệt hơn trong tương lai, khi vừa qua, Lãnh đạo Hà Nội lên tiếng khẳng định hạn chế xây dựng và phát triển dân số tại 3 quận Đống Đa, Ba Đình và Hai Bà Trưng (Đồ án Quy hoạch phân Khu đô thị H1 - 2 quận Ba Đình, H1 - 3 quận Đống Đa và H1 - 4 quận Hai Bà Trưng).

Ưu tiên lựa chọn được sắp xếp tuần tự trong “thang điểm” của người cần nhà. Tìm được căn tập thể cũ ưng ý ở những khu Thành Công, Nghĩa Tân, Trung Tự rất khó vì đủ vấn đề liên quan tới an toàn công trình, tương lai cải tạo.

“Săn” được nhà tái định cư không gặp chuyện về nghĩa vụ tài chính (của chủ sở hữu), tường vữa rơi từng mảng hay đủ tiện ích xã hội lại càng khó hơn. Gian nan hơn nữa là yếu tố “trung tâm”: những căn cần bán ở Trung Hòa - Nhân Chính, MiPec, Hapulico Complex luôn nói “không” với người ít tiền.

Vậy là, cơ hội được trao cho chung cư mini. Dư luận bàn tán, chuyên gia bóc tách, nhà quản lý thừa nhận tính hiếm hoi (dự án được cấp sổ hồng cho từng căn) dù đã có lộ trình pháp lý… Chừng ấy chưa thấm tháp gì với yếu tố vị trí ngay trung tâm kèm theo giá rẻ giật mình mà đa số sản phẩm CCMN đang khoác trên mình để “tự tin” bước ra thị trường.

Lõm bõm kiến thức và mập mờ

Điển hình, tòa nhà Minh Anh 1, ngõ 7 Thái Hà, 8 tầng, mỗi mặt sàn có 5 căn. Đầy đủ sổ đỏ chính chủ, giấy phép xây dựng (GPXD), chỉ 800 triệu đồng/căn, nhận nhà bàn giao sổ đỏ… Chỉ cần đọc lướt một vài thông số về sản phẩm, rất nhiều Thượng đế tiền ít, hiểu biết vừa phải nhưng “khát” nhà ở trung tâm đã nuôi hy vọng khấp khởi.

Cụ thể, nguồn tin không chính thống cho biết: Tòa chung cư 8 tầng với đầy đủ dịch vụ quản lý chuyên nghiệp như vệ sinh, an ninh và cameras 24h, thang máy, hệ thống điện dự phòng. Giấy tờ pháp lý: đầy đủ sổ đỏ chính chủ. Các loại diện tích: 30,8m2, 45m2, 60m2.

Điểm mạnh nổi trội: Được thừa hưởng đầy đủ hạ tầng và các công trình tiện ích của trung tâm thủ đô và quận Đống Đa như hệ thống các trường đại học lớn, hệ thống các trường cấp 1, 2, 3 tốt nhất của Hà Nội. Gần các bệnh viện tuyến Trung ương, gần các trung tâm mua sắm và các trung tâm giải trí lớn, gần các cơ quan trung ương đóng tại Hà Nội. Quy trình: cọc 50 triệu đồng, trong 1 tuần ký hợp đồng mua bán, công chứng, xuống hết tiền giữ lại 50 triệu khi giao sổ trả nốt…

Chốt lại của sản phẩm “hấp dẫn” này là “Giao nhà ngay, sổ đỏ trao tay. Liên hệ ngay để lựa chọn căn tầng đẹp: 0912 055 xxx”. Có thể nói, ngõ 7 Thái Hà hội tụ hầu hết các yếu tố tối ưu về hạ tầng, dân trí. Giá bán chưa tới 1 tỷ đồng cho hơn 30m2 sở hữu và sinh sống trong nội đô đúng nghĩa thì nhiều người… nằm mơ nhiều năm ở Hà thành cũng chưa dám.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bình dương Nhưng đọc kỹ, mới thấy chủ nhân của lời rao bán căn CCMN ở ngõ 7 Thái Hà chưa hết phổ cập kiến thức BĐS. Đã là sổ đỏ, thì chỉ có chính chủ mới có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, khái niệm “chính chủ” ở đây chỉ được gán cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đó. Ngoài ra, “chính chủ” còn để dùng khi chủ nhân thực sự muốn bán/cho thuê BĐS đăng tin nhằm khẳng định không thông qua môi giới.

Đáng chú ý, công khai công trình đã có GPXD, cá nhân/đơn vị rao bán căn hộ đã chủ động “đi trước” dư luận, nhưng không cung cấp cụ thể GPXD bằng ảnh chụp để chi tiết về tầng cao, mật độ, khoảng lùi… Sự mập mờ còn thể hiện ở slogan: “Nhận nhà bàn giao sổ đỏ” lại mâu thuẫn với quy trình giao dịch: “giữ lại 50 triệu khi giao sổ trả nốt”.

Sau khi tìm hiểu kỹ Nghị định 71 và Thông tư 13, cộng thêm tham khảo nguồn tin chính thống từ đại diện Sở TN&MT Hà Nội, vợ chồng anh Sơn cho rằng: CCMN tại số 7 Thái Hà có “vấn đề”. Dường như chủ công trình định bẫy người mua bằng thông tin “nửa vời”.

Sổ đỏ bàn giao khi nhận nhà có lẽ là sổ đỏ phô tô công chứng của cả khu đất. Còn sổ hồng (với 50 triệu đồng giữ lại) thì không có thời điểm ấn định giao sổ. Tưởng rẻ, mà hóa đắt, tiền mất tật mang như chơi - anh Sơn bức xúc nói.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại đống đa Nguồn : tapchitaichinh.vn
[Read More...]


Điểm tương đồng và khác biệt giữa kế toán nhà nước Việt Nam với chuẩn mực quốc tế về kế toán công



Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đòi hỏi kế toán nhà nước một mặt phải thừa nhận các nguyên tắ , thông lệ phổ biến của quốc tế, đồng thời, phải có mô hình quản lý phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, đòi hỏi những người soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam phải có nhận thức về sự khác biệt của kế toán nhà nước với kế toán công quốc tế để hài hoà giữa kế toán Nhà nước Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế . Điểm tương đồng với chuẩn mực kế toán quốc tế


Hệ thống chuẩn mực quốc tế về kế toán công đựơc xây dựng trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) trong lĩnh vực tư và được thực hiện trên cơ sở kế toán dồn tích . Việt Nam đã thực hiện cải cách hệ thống kế toán DN và hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN). Chế độ kế toán HCSN về cơ bản đã thực hiện dồn tích, trừ hạch toán ghi nhận TSCĐ, nguồn kinh phí. Mặt khác, Việt Nam cũng đã xây dựng được hệ thống CMKT DN dựa trên CMKT quốc tế trong lĩnh vực tư, do đó, việc tiếp cận kế toán nhà nước với CMKT công quốc tế là tương đối gần và có nhiều thuận tiện trên các mặt như con người, nhận thức, hệ thống pháp lý, cơ chế tài chính…

Sự khác biệt giữa kế toán khu vực nhà nước của Việt Nam với chuẩn mực kế toán công quốc tế

Về đối tượng áp dụng: Kế toán trong lĩnh vực nhà nước của Việt Nam (viết tắt là kế toán nhà nước) áp dụng cho: các đơn vị thu – chi NSNN; các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có sử dụng kinh phí NSNN; các đơn vị sự nghiệp tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN; các quỹ tài chính của Nhà nước. Kế toán nhà nước Việt Nam không áp dụng cho DN nhà nước và các DN khác thuộc mọi thành phần kinh tế .

Trong khi, CMKT  công quốc tế áp dụng cho các đơn vị thuộc chính quyền trung ương, các chính quỳên khu vực; chính quyền địa phương và các đơn vị trực thuộc các đơn vị này; các đơn vị cung cấp dịch vụ công được Nhà nước tài trợ thường xuyên. Nhà nước chịu trách nhiệm về tài sản công nợ khi phá sản. CMKT công không áp dụng cho DNNN, các đơn vị, tổ chức công không được tài trợ thường xuyên để duy trì hoạt động liên tục.

Về phạm vi hợp nhất BCTC của Chính phủ: Kế toán nhà nước Việt Nam quy định vềviệc lập báo cáo quyết toán NSNN nhưng chưa xác lập được nội dung, mẫu biểu và phương pháp hợp nhất BCTC Chính phủ. Còn theo CMKT công quốc tế, toàn bộ các đơn vị dưới sự kiểm soát của Chính phủ trong và ngoài nước hoặc đơn vị Chính phủ phải chịu trách nhiệm về tài sản và công nợ khi giải thể, phá sản đều được tổng hợp vào BCTC Chính phủ. Ngoài ra , tổng hợp lập báo cáo quyết toán chính quyền các cấp.

Về áp dụng cơ sở kế toán: Các đơn vị kế toán nhà nước Việt Nam đang áp dụng các cơ sở kế toán khác nhau . Đơn vị thu – chi ngân sách áp dụng cơ sở kế toán tiền mặt có điều chỉnh (đã theo dõi tạm ứng , nợ phải thu , nợ phải trả ); đơn vị HCSN áp dụng cơ sở kế toán dồn tích có điều chỉnh (đã hạch toán đầy đủ nợ phải thu ,nợ phải trả , tính hao mòn của TSCĐ nhưng chưa tính vào chi phí hoạt động trong kỳ kế toán ). Còn CMKT công quốc tế phân định rõ ràng 2 cơ sở kế toán: kế toán trên cơ sở tiền mặt ; kế toán trên cơ sở dồn tích.

Về hệ thống thông tin: Thông tin đầu vào của kế toán nhà nước Việt Nam do Chính phủ quy định cụ thể, chia làm 3 loại: lĩnh vực ngân sách ; lĩnh vực HCSN; lĩnh vực đặc thù. Còn theo CMKT công quốc tế , các mẫu thông tin đầu vào do Hội nghề nghiệp qui định.
Thông tin đầu ra của kế toán nhà nước Việt Nam mới chỉ dừng lại qui định việc lập BCTC  ở cấp đơn vị và có tổng hợp BCTC  theo từng cấp ngân sách nhằm phục vụ quyết toán kinh phí ở đơn vị. Toàn Chính phủ chưa có qui định BCTC hợp nhất. Hiện tại , mới chỉ có báo cáo thống kê tài sản toàn chính phủ và báo cáo ngân sách cho Quốc hội. CMKT công quốc tế qui định 2 loại báo cáo: BCTC của Chính phủ (báo cáo tổng hợp các đơn vị thuộc đơn vị thuộc sự kiểm soát của Chính phủ) và báo cáo ngân sách (lập theo yêu cầu của Quốc hội).

Những điểm khác biệt cụ thể

Về ghi nhận nguồn vốn: Chế độ kế toán HCSN của Việt Nam qui định số thu được ghi thẳng tăng nguồn vốn . Còn CMKT công quốc tế qui định phải bù trừ giữa thu và chi , số chênh lệch mới được ghi tăng nguồn vốn.

Về danh mục BCTC: Kế toán nhà nước Việt Nam qui định : đơn vị thu – chi ngân sách phải lập 28 báo cáo, đơn vị HCSN phải lập 6 báo cáo và 4 phụ biểu , các đơn vị đặc thù còn có thêm các báo cáo đặc thù của ngành.

CMKT công quốc tế qui định kế toán trên cơ sở tiền mặt lập 1 báo cáo thu – chi tiền mặt, kế toán trên cơ sở dồn tích lập 5 báo cáo (Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị ; Báo cáo kết quả hoạt động; Báo cáo sự thay đổi về tài sản thuần / Vốn chủ sở hữu ; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Chính sách kế toán và giải trình BCTC)

Về hàng tồn kho : Kế toán nhà nước Việt Nam quy định cuối năm , nguyên vật liệu , công cụ , dụng cụ đa mua chưa sử dụng hết cũng được tính hết vào chi trong kỳ và được quyết toán .

CMKT công quốc tế (IPSAS 12) lại quy định giá trị hàng tồn kho chỉ được ghi nhận vào chi phí trong kỳ cho phù hợp với doanh thu được ghi nhận.

Về giá trị XDCB dở dang , sửa chữa lớn hoàn thành: Kế toán trong lĩnh vực Nhà nước của Việt Nam qui định cuối năm được tính vào chi và quyết toán ngay trong kỳ , còn CMKT công quốc tế (IPSAS 11) qui định chi phí được công nhận lá chi trong kỳ phù hợp với khối lượng hoàn thành.

Về tài sản cố định: Theo kế toán Nhà nước của Việt Nam, khi mua sắm TSCĐ, tính toán toàn bộ giá trị tài sản vào số chi trong kỳ, hàng năm tính hao mòn TSCĐ, ghi giảm nguồn hình thành TSCĐ mà chưa thực hiện khấu hao TSCĐ vào chi phí trong kỳ đảm bảo phù hợp với doanh thu và chi phí. Kế toán nhà nước Việt Nam qui định tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, vô hình, hướng dẫn phương pháp kế toán tăng, giảm, hao mòn, khấu hao, sửa chữa nhưng chưa hạch toán thiết bị quân sự, tài sản là di sản.

Trong khi đó, CMKT công quốc tế (IPSAS 17) qui định số khấu hao mỗi kỳ được ghi nhận là chi phí; phân chia tài sản phi tài chính là bất động sản, nhà xưởng, thiết bị; kế toán cả phần thiết bị quân sự chuyên dụng, cơ sở hạ tầng và không hướng dẫn kế toán tài sản là di sản.

Về tỉ giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ gía hối đoái: Kế toán Nhà nước Việt Nam qui định các khoản thu chi ngân sách bằng ngoại tệ được qui đổi theo tỷ  giá do Bộ Tài chính công bố. Chênh lệch tỷ giá được ghi tăng chi hoặc ghi giảm chi trong kỳ.

Còn CMKT công quốc tế (IPSAS 9) qui định tỷ giá hối đoái được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh giao dịch thường được coi là tỷ giá giao ngay. Chênh lệch tỷ giá được ghi nhận là khoản thu hoặc chi phí trong kỳ phát sinh.

Về bất động sản đầu tư , nợ tiềm tàng , công cụ tài chính: Kế toán nhà nước Việt Nam chưa có cơ chế tài chính cụ thể nên chưa có hướng dẫn hạch toán đối với bất động sản đầu tư , nợ tiềm tàng , các công cụ tài chính…

Còn CMKT công quốc tế qui định và hướng dẫn rõ cách xử lý và hạch toán kế toán trong từng trường hợp (bất động sản đầu tư , nợ tiềm tàng , các công cụ tài chính…)

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quảng ninh Về giao dịch: Trong kế toán Nhà nước Việt Nam, kế toán thu – chi ngân sách qui định giao dịch một chiều: Kế toán HCSN qui định giao dịch một chiều với thu, chi liên quan đến ngân sách; hai chiều đối với hoạt động dịch vụ. Trong hệ thống CMKT công quốc tế, mới chỉ có CM cho các giao dịch trao đổi mà chưa có chuẩn mực cho các giao dịch một chiều.

Về qui định kế toán trong nền kinh tế siêu lạm phát và các khoản dự phòng , nợ phải trả  tiềm tàng: Trong khi CMKT công quốc tế (IPSAS 10) đã có hướng dẫn cụ thể, thì kế toán nhà nước Việt Nam chưa qui định các khoản dự phòng, các khoản nợ phải trả tiềm tàng.

Về chi phí đi va y: Kế toán trong lĩnh vực nhà nước của Việt Nam qui định chi phí đi vay hạch toán là khoản chi ngân sách, chi hoạt động chưa được vốn hoá. Còn CMKT công quốc tế hướng dẫn hạch toán chi phí đi vay, phương pháp vốn hoá chi phí vay liên quan đến mua tài sản , xây dựng hoặc sản xuất tài sản.

Về thặng dư, thâm hụt: Kế toán Nhà nước Việt Nam qui định thu – chi ngân sách xác định tồn quỹ ngân sách trong đó có tính cả các khoản đi vay (trừ khoản vay cho vay lại ) và các khoản thu, chi chuyển nguồn, chuyển niên độ ngân sách; đơn vị HCSN tính chênh lệch thu, chi hoạt động do tiết kiệm kinh phí và chênh lệch hoạt động kinh doanh dịch vụ để bổ sung nguồn kinh phí, tăng thu nhập, trích lập các quỹ.

Trong khi đó, theo CMKT công quốc tế, thu – chi ngân sách xác định thặng dư, thâm hụt theo thu, chi ngân sách các khoản đi vay hạch toán riêng bù đắp bội chi; đơn vị dịch vụ công được nhà nước tài trợ thường xuyên tính thặng dư thâm hụt hoạt động thông thường, thặng dư thâm hụt hoạt động bất thường.

Tiến tới hài hoà với các CMKT công quốc tế

Để tiến tới sự hài hoà giữa kế toán Nhà nước Việt Nam và CMKT công quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của Việt Nam thì cần thiết phải xây dựng 1 hệ thống CMKT công của Việt Nam, trên cơ sở chuẩn mực kế toán công quốc tế phù hợp với đặc thù của Việt Nam. Để làm được đìêu đó, phải thực hiện các bước sau:

dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Hoàng Mai – Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế tài chính công và kế toán nhà nước phù hợp với CMKT công quốc tế.

Cần đánh giá thực trạng kế toán nhà nước Việt Nam, từ đó, chỉ ra những vấn đề sửa đổi cơ chế tài chính công và những vướng mắc, bất hợp lý so với CMKT công quốc tế.

– Tổ chức biên dịch, nghiên cứu CMKT công quốc tế.

– Xác định hướng và lộ trình áp dụng CMKT công quốc tế để xây dựng hệ thống CMKT nhà nước Việt Nam .

– Sửa đổi, bổ sung cơ chế tài chính công phù hợp với CMKT công quốc tế .
Kế toán nhà nước của Việt Nam chịu sự chi phối bởi Luật Ngân sách và các văn bản qui định cơ chế tài chính cho các đơn vị thuộc lĩnh vực công . Còn đỉêm khác bịêt giữa các qui định của Luật Ngân sách với các qui định của CM công. Vì vậy , để có thể vận dụng được chuẩn mực công quốc tế đòi hỏi phải có sửa đổi , bổ sung.

– Nghiên cứu, xây dựng hệ thống CMKT công của Việt Nam.

– Triển khai áp dụng các CMKT công của Việt Nam.
Căn cứ vào hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc gia, cần có các qui định cụ thể cho các đơn vị trong lĩnh vực công thực hiện. Cần tiến hành các bước :
+  Xây dựng hoàn chỉnh CĐKT nhà nước.
+ Xây dựng quy trình nghiệp vụ phù hợp với định hướng phát triển.
+ Kiểm tra, triển khai thực hiện.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh
Theo Tạp chí Kế toán
[Read More...]


Thanh lý, nhượng bán TSCĐ là gì? Cách hạch toán như thế nào?



TSCĐ không dùng đến hoặc sử dụng không có hiệu quả thường được đem nhượng bán hoặc thanh lý. Vậy khi có nhu cầu nhượng bán, thanh lý TSCĐ thì hạch toán như thế nào?


1. Khi cần thanh lý tài sản cố định đã hết khấu hao các bạn cần làm các thủ tục sau:

– Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.

– Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.

– Quyết định Thanh lý TSCĐ.

– Biên bản kiêm kê tài sản cố định

– Biên bản đánh giá lại TSCĐ

– Biên bản thanh lý TSCĐ

– Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.

– Hóa đơn bán TSCĐ

– Biên bản giao nhận TSCĐ

– Biên bản hủy tài sản cố định

– Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.

2. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, hóa đơn và các chứng từ liên quan đến nhượng bán TSCĐ các bạn hạch toán nhượng bán TSCĐ như sau:

a. Nếu nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh:

- Phản ánh doanh thu:

+/ Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại quận thủ đức
     Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)
     Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).

+/ Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .
     Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).

- Ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)
     Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

- Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.

b. Nếu nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

- Ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)
        Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

- Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán TSCĐ hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

c. Nếu nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Hoàng Mai
- Ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4313) (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)
         Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

- Phản ánh doanh thu nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112,. . .
         Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)
         Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (Nếu có).

- Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)
         Có các TK 111, 112,. . .
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Tổng hợp

[Read More...]


Ý thức - Mấu chốt để nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính



“Để nâng cao chất lượng báo cáo tài chính (BCTC), mấu chốt là ở ý thức của doanh nghiệp. Chỉ khi doanh nghiệp mong muốn trình bày BCTC trung thực, minh bạch, không phục vụ mục đích riêng mà hướng tới sự phát triển bền vững, an toàn tài chính, bảo toàn vốn thì chất lượng BCTC mới được cải thiện căn bản”. Đó là ý kiến của ông Trịnh Đức Vinh - Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Chứng khoán xung quanh chủ đề làm thế nào để nâng cao chất lượng BCTC.


Có ý kiến cho rằng, các bất cập và độ minh bạch trong BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là “điểm trừ” trong bức tranh chung về thị trường tài chính thời gian gần đây. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Hiện nay, BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên trung thực và minh bạch hơn do các quy định của Nhà nước ngày càng rõ ràng và tiếp cận dần tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đặc biệt BCTC của các doanh nghiệp sau khi đã được kiểm toán thì độ rủi ro đã được hạn chế một phần thông qua quá trình soát xét của các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT).

Tuy nhiên, không thể nói là BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam đã hoàn hảo và không có vấn đề gì, việc cố tình “bóp méo” BCTC đâu đó vẫn diễn biến phức tạp theo cả 2 xu hướng lãi giả - lỗ thật và lỗ giả - lãi thật, tùy thuộc vào mục đích của lãnh đạo doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoặc các công ty niêm yết thông thường họ có xu hướng làm đẹp BCTC, nghĩa là họ muốn giấu lỗ. Sở dĩ có câu chuyện này là bởi việc làm đẹp BCTC tại các DNNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và “ghế” của các vị lãnh đạo doanh nghiệp do có sự xếp loại A, B, C.

Khi doanh nghiệp bị lỗ 2 năm liên tục thì “ghế” các vị lãnh đạo DNNN sẽ lung lay, lương, thưởng của ban điều hành bị giảm. Còn đối với các công ty cổ phần, công ty đại chúng đặc biệt là các công ty niêm yết do chịu áp lực từ cổ đông, do muốn nâng đỡ giá cổ phiếu nên BCTC cũng phải “đẹp”.

Mặt khác, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn và không ai muốn cho các doanh nghiệp có BCTC xấu vay cả. Các đối tượng này thường có xu hướng muốn giấu lỗ, sẵn sàng hy sinh lợi ích về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), tức là chấp nhận lỗ nhưng vẫn nộp thuế TNDN để đạt được các mục đích khác.

Tương tự, các doanh nghiệp có ý định niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán cũng vậy, do một trong những điều kiện để được niêm yết là phải có lãi 2 năm liên tục trước khi lên sàn nên các doanh nghiệp đó cũng muốn có một BCTC “đẹp”.

Một số những “chiêu” cơ bản của các doanh nghiệp để giấu lỗ là những khoản tổn thất thì họ lại ghi nhận vào mục chi phí trả trước để phân bổ dần, nghĩa là chi phí và những khoản tổn thất thật sự sẽ được “phanh lại” và treo trên Bảng cân đối kế toán thay vì ghi nhận như một khoản lỗ của Báo cáo kết quả kinh doanh, việc không trích lập đủ các khoản dự phòng, việc ghi nhận doanh thu khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán…

Tất cả những ví dụ trên đều nhằm mục đích làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn đến BCTC bị bóp méo theo hướng lãi giả - lỗ thật.

Ngược lại, đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp gia đình, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì mục đích của họ lại khác.

Do các doanh nghiệp này được sở hữu bởi một hoặc một số cá nhân, họ không cần nâng đỡ giá cổ phiếu, không sợ bị “mất ghế” nên mục đích của các doanh nghiệp này là làm sao có thể giảm được thuế nhiều nhất, vậy nên họ lại có xu hướng muốn giấu lãi bằng cách giấu doanh thu.

Ví dụ, nhiều doanh nghiệp bán hàng nhưng cố tình không xuất hóa đơn hoặc khi bị khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn thì họ tìm nhiều lý do để trì hoãn làm cho những khách hàng là cá nhân thường không đủ kiên nhẫn rồi bỏ qua việc yêu cầu lấy hóa đơn.

Việc này nếu thực hiện trót lọt sẽ làm giảm thu nhập chịu thuế dẫn đến BCTC bị bóp méo theo xu hướng lỗ giả - lãi thật. Mặc dù ai cũng biết, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp được xác định dựa trên các báo cáo thuế chứ không dựa trên BCTC, tuy nhiên BCTC lại là một trong những căn cứ quan trọng để lập nên báo cáo thuế nên nếu cơ quan thuế không kiểm tra được sự trung thực của BCTC thì khả năng rất cao là báo cáo thuế cũng bị sai lệch đáng kể.

Theo ông, nguyên nhân của hiện tượng sai lệch BCTC là do đâu và các cơ quan quản lý nhà nước cũng như bản thân các doanh nghiệp cần phải làm gì để nâng cao hơn nữa chất lượng BCTC?

Lý do sai sót trên BCTC thì có nhiều, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, có thể là do gian lận và cũng có thể do sai sót vô ý.

Như tôi đã nói ở trên, nguyên nhân chủ yếu làm cho BCTC giảm bớt sự trung thực và minh bạch là do ý muốn chủ quan của doanh nghiệp, cố tình gian lận để trình bày BCTC theo mục đích riêng của từng doanh nghiệp, tức là muốn giấu lãi hoặc giấu lỗ.

Mặt khác, nghề kế toán là nghề của những con số nên khó tránh khỏi việc sai sót khi tính toán số liệu và nếu hệ thống kiểm soát nội bộ không làm hết trách nhiệm thì khả năng sai sót số liệu do tính toán là rất cao.

Ngoài ra, do một số quy định về pháp luật còn chưa thật sự rõ ràng, thậm chí có trường hợp còn có sự mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật nên gây khó khăn cho việc áp dụng hoặc có thể dẫn đến hiểu sai quy định của pháp luật.

Để nâng cao chất lượng BCTC, mấu chốt là ở ý thức của doanh nghiệp. Chỉ khi doanh nghiệp mong muốn trình bày BCTC trung thực, minh bạch, không phục vụ mục đích riêng mà hướng tới sự phát triển bền vững, an toàn tài chính, bảo toàn vốn thì chất lượng BCTC mới được cải thiện căn bản.

Điều này lý giải tại sao Chuẩn mực và thông lệ quốc tế luôn nhắc tới BCTC vì mục đích chung, phục vụ người đọc BCTC nói chung, phục vụ công chúng chứ không phải phục vụ mục đích của cá nhân doanh nghiệp. Nói cách khác, chỉ khi ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được nâng cao thì BCTC mới đảm bảo độ tin cậy.

Vấn đề nguồn nhân lực cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác kế toán, lập và trình bày BCTC. Nếu bộ máy kế toán không đủ mạnh về chuyên môn, việc hiểu và diễn giải sai chính sách là điều có thể nhìn thấy trước. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường công tác đào tạo nhân viên để có thể nâng cao năng lực, kịp thời cập nhật các quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực tài chính.

Trước đây, các doanh nghiệp có tư duy lập BCTC là để phục vụ cho cơ quan thuế, nhưng nay các doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy nhận thức là BCTC phục vụ nhu cầu quản lý của chính các chủ sở hữu của doanh nghiệp đó.

Do có sự khác biệt giữa BCTC và báo cáo thuế nên nếu doanh nghiệp cố “nắn” BCTC theo báo cáo thuế thì trong một số trường hợp sẽ làm sai lệch số liệu kế toán do cơ sở ghi nhận kế toán và cơ sở tính thuế là khác nhau. Hãy coi cơ quan thuế là một đối tác, một người bạn, một chủ nợ của doanh nghiệp như bao chủ nợ khác.

Ngoài ra, chất lượng BCTC còn phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước khi hoạch định chính sách. Đó là làm sao để chính sách càng ngày càng minh bạch để khi doanh nghiệp đọc một văn bản, họ không thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và diễn giải theo nhiều ý khác nhau.

Tóm lại, việc nâng cao chất lượng BCTC cũng giống như việc chống tham nhũng, phải làm sao cho doanh nghiệp “không thể, không dám và không muốn” làm sai lệch các BCTC. “Không thể” được nói ở góc độ chính sách minh bạch nên doanh nghiệp không thể tự ý bóp méo.

Doanh nghiệp “không dám” vì nếu bóp méo, xuyên tạc chính sách sẽ phải chịu những chế tài xử phạt nặng nề của pháp luật. “Không muốn” tức là nếu bóp méo BCTC thì danh tiếng của doanh nghiệp sẽ bị tổn hại vì khi đó sẽ làm mất uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Như ông đã nói, BCTC cũng đã được hạn chế một phần rủi ro thông qua quá trình soát xét của các DNKT. Vậy ông có thể nói rõ hơn yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dịch vụ kiểm toán?

Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế chất lượng dịch vụ kiểm toán và hầu hết là các nguyên nhân chủ quan.

dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Hải Phòng Thứ nhất, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các DNKT, phí kiểm toán thu được trong một số trường hợp không đủ bù đắp nổi chi phí cho cuộc kiểm toán. Để giảm bớt chi phí, các DNKT thường giảm bớt việc thu thập bằng chứng kiểm toán, không thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán, một số DNKT (tất nhiên không phải là quá phổ biến) thậm chí còn bán con dấu lấy tiền, tức là không hề thực hiện kiểm toán mà chỉ đóng dấu thu tiền.

Thứ hai, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều lập BCTC theo năm dương lịch, do đó mùa kiểm toán cũng phải chạy theo kỳ BCTC. Vào mùa, các DNKT thường quá tải, hầu hết các kiểm toán viên (KTV) đều phải làm việc đến khuya, lại phải phục vụ nhiều khách hàng làm cho sức khỏe KTV suy giảm, thời gian dành cho việc soát xét BCTC không nhiều, khó phát hiện ra những tình huống gian lận và sai sót trên BCTC.

Thứ ba, trình độ chuyên môn, năng lực của một số KTV chưa thật sự sắc sảo nên có thể bỏ sót một số tình huống mà bản thân các doanh nghiệp cố tình che giấu trên BCTC hoặc cũng có thể do một số quy định của pháp luật chưa thật sự rõ ràng, thậm chí có tình trạng mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật làm cho mỗi người hiểu mỗi khác. Nếu KTV không sắc sảo về chuyên môn có thể dẫn chiếu, vận dụng quy định của pháp luật một cách không phù hợp với hoàn cảnh và tình huống.

Thực tế trong những năm gần đây, hoạt động của các DNKT đã có nhiều tiến bộ. Một số chỉ tiêu chính của ngành kiểm toán đạt được đến nay như: Về số lượng khách hàng đạt khoảng 40.000; có trên 30 DNKT được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán cho đơn vị lợi ích công chúng; Doanh thu toàn ngành đạt xấp xỉ 5.000 tỷ đồng; Nộp ngân sách nhà nước trên 700 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2014, có 10.866 người làm việc trong các DNKT, trong đó có 9.543 nhân viên chuyên nghiệp và 1.323 nhân viên khác. Đến ngày 15/4/2015, tổng số người được cấp chứng chỉ KTV là 3.496 người.

Mặc dù không tăng về số lượng nhưng quy mô doanh nghiệp cũng như năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ kiểm toán hiện đã được cải thiện đáng kể. Nhiều DNKT có số lượng KTV lớn, KTV dày dạn kinh nghiệm đã tạo lập được vị thế và danh tiếng trên thị trường, được nhiều khách hàng lớn lựa chọn.

Khách hàng, đơn vị được kiểm toán đã thực hiện nghiêm túc hơn các nghĩa vụ trong quá trình cung cấp tài liệu, giải trình, phối kết hợp với KTV và DNKT trong quá trình kiểm toán để góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.

Thông qua các hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán, các DNKT đã góp phần phổ cập cơ chế chính sách kinh tế, tài chính, góp phần thực hiện công khai, minh bạch BCTC của các doanh nghiệp, ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành kinh tế - tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên Hoạt động kiểm toán độc lập (KTĐL) ngày càng khẳng định được vị trí trong nền kinh tế thị trường, được các doanh nghiệp, tổ chức và xã hội thừa nhận và đã góp phần quan trọng trong việc làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư và nền tài chính quốc gia.

Tất nhiên, ngoài những mặt tích cực, cũng còn một số hạn chế như: Một số hợp đồng kiểm toán BCTC của doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán BCTC chưa được giao kết theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật KTĐL; Chương trình đào tạo tại một số DNKT chưa đầy đủ, phù hợp và chưa được cụ thể cho từng cấp độ nhân viên, dẫn đến tình trạng nhân viên chưa nắm rõ, việc thực hiện qua hồ sơ kiểm toán còn mang tính hình thức, chưa theo đúng quy chế công ty quy định; Báo cáo phát hành ý kiến kiểm toán chưa phù hợp hoặc chưa thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán khi đưa ra ý kiến kiểm toán và còn có các sai sót trên BCTC đính kèm báo cáo kiểm toán (BCKT).

Mặt khác, một số DNKT chưa tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng hợp đồng dịch vụ, chưa thực hiện việc công khai báo cáo minh bạch theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 183/2013/TT-BTC ngày 04/12/2013 của Bộ Tài chính về KTĐL đối với đơn vị có lợi ích công chúng.

Một số DNKT chưa theo dõi một cách chặt chẽ về việc luân chuyển KTV ký BCKT đối với các khách hàng kiểm toán trên 03 năm; KTV vi phạm quy định về ký BCKT quá 03 năm liên tục cho một đơn vị được kiểm toán. Ngoài ra, có chi nhánh của DNKT không đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán và không đăng ký hành nghề kiểm toán với Bộ Tài chính nhưng vẫn ký hợp đồng kiểm toán với đơn vị được kiểm toán và có dấu hiệu các KTV có đăng ký hành nghề nhưng thực sự không hành nghề kiểm toán.

Xin trân trọng cảm ơn ông!
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
Theo Tạp chí Chứng khoán 6/2016

[Read More...]


Các Tổng công ty Nhà nước giữ vững tốc độ tăng trưởng



Ngày 23-7, Khối các Tổng công ty (TCT) Nhà nước đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Công tác thi đua khen thưởng góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại các TCT. Ảnh minh họa.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, dù có nhiều biến động về tình hình kinh tế, chính trị trong nước và thế giới, các TCT Nhà nước vẫn tiếp tục phát huy vai trò là công cụ quan trọng để Chính phủ điều tiết thị trường, ổn định giá cả, bảo đảm những cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện có hiệu quả các chương trình an sinh xã hội, kết hợp kinh tế với quốc phòng, đóng góp lớn vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các đơn vị trong Khối đã tổ chức quán triệt, học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về Luật Thi đua khen thưởng. Căn cứ vào đặc thù và tình hình thực tế của từng đơn vị, các TCT Nhà nước đã phát động phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú, nội dung thiết thực, gắn với ngành nghề và nhiệm vụ trọng tâm của từng đơn vị.

Kết quả là nhiều TCT trong khối đã có những đợt thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, giữ vững tốc độ tăng trưởng và kinh doanh có lãi. Tiêu biểu, TCT Lương thực Miền Bắc có lợi nhuận 219 tỷ đồng (đạt 104% kế hoạch), TCT Thuốc lá Việt Nam có lợi nhuận 607 tỷ đồng (đạt 65,3% kế hoạch)…

Tuy nhiên, một số đơn vị do tình hình kinh tế khó khăn nên chưa hoàn thành được kế hoạch đề ra, ví dụ như TCT Giấy Việt Nam có doanh thu gần 1.360 tỷ đồng (đạt 39,9% kế hoạch) nhưng lợi nhuận chỉ đạt 2,66 tỷ đồng (bằng 4,6% kế hoạch).

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hoàng mai
Hiện nay, TCT Hàng không Việt Nam, TCT Đường sắt Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện Đề án tài cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trọng tâm là tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội cũng như sự phát triển bền vững, khẳng định vị thế của DN trong nền kinh tế.

Bên cạnh đó, TCT Hàng hải Việt Nam cũng tích cực xây dựng kế hoạch chi tiết về tiến độ tổ chức thực hiện công tác cổ phần hóa TCT. Việc xây dựng Đề án tái cấu trúc TCT trong từng lĩnh vực cụ thể (thuốc lá điếu, nguyên liệu thuốc lá) của TCT Thuốc lá Việt Nam về cơ bản được thực hiện theo đúng tiến độ.

Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 của Khối là tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ chính trị, phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm gắn với tiết giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Khối phải tích cực hưởng ứng nội dung thi đua giai đoạn 2011-2015, đặc biệt là phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Bên cạnh các hoạt động về kinh tế, các DN trong Khối phải có những hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo, chung tay cùng cả nước ủng hộ giúp đỡ các cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông
Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Quyết toán thuế TNDN: Những nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2015



Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính. Thông tư số 96/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 6/8/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN từ năm 2015 trở đi.



Khi thực hiện quyết toán thuế TNDN năm 2015, ngoài các nội dung đã được quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn chung về thuế TNDN thì cần lưu ý một số nội dung khi quyết toán thuế TNDN năm 2015 như sau:

1. Về doanh thu tính thuế

1.1. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với hoạt động dịch vụ

- Trước năm 2015: Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ. Trường hợp thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế được tính theo thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.

- Từ năm 2015: Để phù hợp với chế độ kế toán đã sửa đổi: Thời điểm xác định xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp cụ thể), khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi).

1.2. Về tỷ giá quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam trong trường hợp doanh nghiệp có phát sinh doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ

Trường hợp DN có phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:

- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, nơi người nộp thuế mở tài khoản.

- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại, nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.

- Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.

Trước năm 2015: quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí bằng ngoại tệ.

2. Về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2.1. Đối với chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.

a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:

- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.

- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

Trước năm 2015 phải có thêm:

- Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và văn bản này phải gửi cơ quan thuế cùng với hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm tài sản, hàng hóa bị tổn thất.

- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự việc thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn là trong thời gian đó có xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.

b) Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:

- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.

- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

Trước năm 2015 phải có thêm:

Văn bản của DN gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về hàng hóa bị bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên. Đồng thời, doanh nghiệp phải gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý văn bản này khi nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế TNDN theo quy định của năm xảy ra tài sản, hàng hóa bị tổn thất, bị hư hỏng.

* Hồ sơ xác định giá trị tổn thất được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

2.2. Về chi khấu hao tài sản cố định

Ngoài các khoản chi khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC, từ năm 2015 có bổ sung các tài sản cố định của doanh nghiệp phục vụ cho người lao động và để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp; cơ sở vật chất, máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2.3. Về phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá

Bỏ quy định doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh làm cơ sở xác định chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý không được tính vào chi phí được trừ.

Đối với phần chi vượt định mức tiêu hao đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2.4. Về chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân

Bổ sung quy định được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế đối với khoản chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân có đầy đủ hồ sơ, chứng từ như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.

- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.

Về việc công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê nhà

Theo văn bản số 4528/TCT-PC ngày 02/11/2015 của Tổng cục Thuế về việc công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê nhà ở thì:

- Trường hợp hợp đồng thuê nhà được ký trước ngày Luật nhà ở số 65/2014/QH13 có hiệu lực thi hành (ngày 01/07/2015) nếu thời hạn thuê từ 06 tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký.

- Trường hợp hợp đồng thuê nhà được ký từ ngày 01/07/2015, theo quy định của Luật nhà ở số 65/2014/QH13 sẽ không bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng có nhu cầu.

2.5. Về chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:

- Trước năm 2015: Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ thuộc các khoản chi mua bảo hiểm tự nguyện cho người lao động được tính vào chi phí được trừ nhưng không vượt quá 01 triệu đồng/tháng/người.

Từ năm 2015: Bỏ khống chế đối với khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động và bổ sung quy định không được tính vào chi phí được trừ đối với chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

- Bổ sung quy định trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.6. Về chi trang phục cho người lao động sửa đổi, bổ sung như sau:

- Trước năm 2015: Phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm không được tính vào chi phí được trừ. Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

- Từ năm 2015: Bỏ mức khống chế đối với trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cho người lao động bằng hiện vật, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định.

Không tính vào chi phí được trừ đối phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

2.7. Về khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác

- Trước năm 2015: Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Từ năm 2015: Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán.

- Bổ sung quy định: Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.

+ Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.

+ Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.

2.8. Về chi trả tiền điện, tiền nước

Bỏ quy định doanh nghiệp phải lập bảng kê thanh toán tiền điện, tiền nước theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

2.9. Về chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.

- Trước năm 2015: Doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Từ năm 2015: Doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2.10. Về chi tài trợ làm nhà cho người nghèo, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết

Sửa đổi, bổ sung: Trường hợp bên nhận tài trợ là cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ thì hồ sơ xác định khoản tài trợ bao gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ; hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền), không cần có văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo).

2.11. Bổ sung quy định chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.12. Bổ sung một số khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế được tính vào chi phí được trừ như sau:

- Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.

+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp

- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động).

Đồng thời bổ sung hướng dẫn: Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Việc doanh nghiệp Nhà nước có vốn của Nhà nước thì khoản chi có tính chất phúc lợi có được tính vào chi phí được trừ hay không?

Theo văn bản số 8738/BTC-TCT ngày 29/06/2015 của Bộ Tài chính về chính sách thuế TNDN thì khoản chi có tính chất phúc lợi nêu trên được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, có vốn của Nhà nước.

2.13. Bổ sung hướng dẫn: Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vượt mức thực tế phát sinh của năm không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Trường hợp nộp một lần, mức thực tế phát sinh của năm được xác định trên cơ sở tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phân bổ cho số năm khai thác còn lại. Trường hợp nộp hàng năm, mức thực tế phát sinh là số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm mà doanh nghiệp đã vào nộp ngân sách nhà nước.

2.14. Về chi phí đóng góp trực tiếp cho Cục Quản lý giám sát bảo hiểm – BTC:

Theo văn bản số số 1713/BTC-TCT ngày 3/2/2015 hướng dẫn chứng từ xác định chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thì:

Từ ngày 01/01/2015 đến hết năm 2019, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có các khoản đóng góp trực tiếp cho Cục Quản lý giám sát bảo hiểm – BTC thì khoản đóng góp này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế TNDN. Chứng từ để tính vào chi phí được trừ là: Phiếu chi của doanh nghiệp bảo hiểm; Phiếu thu của Cục quản lý giám sát bảo hiểm; Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản chi có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên theo quy định.

Trường hợp Luật phí, lệ phí ban hành có quy định khác thì thực hiện quy định tại Luật phí, lệ phí.

3. Về thu nhập khác

3.1. Bỏ quy định: Thu nhập khác là khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được hướng dẫn tại đoạn 1 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

3.2. Bỏ quy định khoản thu nhập từ dự án đầu tư ở nước ngoài khi chuyển về nước được coi là khoản thu nhập khác.

Về kê khai, nộp thuế TNDN đối với thu nhập nhận được của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại nước ngoài được thực hiện như sau:

- Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam đối với các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

- Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập về nước theo quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khoản thu nhập (lãi), khoản lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ vào số lỗ, số thu nhập (lãi) phát sinh trong nước của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có chuyển phần thu nhập về nước mà không thực hiện kê khai, nộp thuế đối với phần thu nhập chuyển về nước thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài theo quy định của Luật Quản lý thuế.

- Hồ sơ, tài liệu khi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài bao gồm: (i) Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế; (ii) Bản chụp chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế hoặc bản gốc xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp hoặc bản chụp chứng từ có giá trị tương đương có xác nhận của người nộp thuế.

Trước năm 2015:

- Khoản thu nhập từ DA đầu tư tại nước ngoài kê khai vào quyết toán thuế TNDN của năm tiếp sau năm tài chính phát sinh khoản thu nhập tại nước ngoài hoặc kê khai vào quyết toán thuế TNDN của năm tài chính cùng với năm phát sinh khoản thu nhập tại nước ngoài và được trừ số thuế thu nhập đã nộp của dự án đầu tư tại nước ngoài.

- Thu nhập từ DA đầu tư tại nước ngoài là một khoản thu nhập khác, nhưng nếu phát sinh khoản lỗ từ DA đầu tư ở nước ngoài thì không được trừ vào thu nhập phát sinh trong nước của DN.

3.3. Về thu nhập từ chênh lệch tỷ giá được sửa đổi như sau:

- Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí tài chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế (trước năm 2015 khoản lỗ chênh lệch tỷ giá được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh chính.)

- Lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặc chi phí tài chính khi xác định thu nhập chịu thuế (trước năm 2015 khoản lỗ chênh lệch tỷ giá được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh chính).

3.4. Bổ sung hướng dẫn thu nhập khác đối với thặng dư vốn như sau:

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện tiếp nhận thêm thành viên góp vốn mới theo quy định của pháp luật mà số tiền thành viên góp vốn mới bỏ ra cao hơn giá trị phần vốn góp của thành viên đó trong tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp thì xử lý như sau:

Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được xác định là thuộc sở hữu của doanh nghiệp, bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh thì không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhận vốn góp.

Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được chia cho các thành viên góp vốn cũ thì khoản chênh lệch này là thu nhập của các thành viên góp vốn cũ.

4. Về chuyển lỗ khi chia, tách doanh nghiệp

Bổ sung hướng dẫn: Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chia, tách thành doanh nghiệp khác và đang còn trong thời gian chuyển lỗ theo quy định thì số lỗ này sẽ được phân bổ cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu được chia, tách.

5. Về xác định giá mua của phần vốn chuyển nhượng, bổ sung hướng dẫn cụ thể như sau:

- Trường hợp chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

- Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm chuyển nhượng (trước năm 2015, giá chuyển nhượng được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng).

- Bỏ quy định: Trường hợp phần vốn doanh nghiệp góp hoặc mua lại có nguồn gốc một phần do vay vốn thì giá mua của phần vốn chuyển nhượng bao gồm cả các khoản chi phí trả lãi tiền vay để đầu tư vốn.

6. Về thuế suất thuế TNDN:

6.1. Thuế suất thuế TNDN phổ thông áp dụng năm 2015 là: 22%

Doanh nghiệp áp dụng năm tài chính không theo năm dương lịch thì những tháng của năm tài chính 2014 thuộc năm dương lịch năm 2014 được áp dụng thuế suất 22%.

6.2. Quy định việc áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%

DN được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả HTX, đơn vị sự nghiệp) hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.

Tổng doanh thu quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề, được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động SXKD của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính về quản lý thuế.

Đối với DN có năm trước liền kề không đủ 12 tháng, tổng doanh thu năm quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề, được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN chia cho số tháng thực tế hoạt động SXKD trong năm. Nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng, thì năm sau DN được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.

Trường hợp DN mới thành lập trong năm 2015 không đủ 12 tháng thì trong năm 2015 thực hiện kê khai tạm nộp thuế TNDN theo thuế suất 22% (trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế). Kết thúc năm 2015 nếu DT bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì quyết toán thuế phải nộp của năm 2015 theo thuế suất 20%.

7. Về thu nhập được miễn thuế

7.1. Bổ sung thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã; thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản của doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế TNDN.

Hướng dẫn cụ thể: Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) là thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản (bao gồm cả trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp mua sản phẩm nông sản, thủy sản về chế biến).

Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên.

+ Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.

Doanh nghiệp phải xác định riêng thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trước năm 2015:

Thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản không được miễn thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được thì thu nhập miễn thuế từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản được phân bổ theo tỷ lệ chi phí sản xuất của khâu trồng trọt, khai thác, sơ chế sản phẩm thông thường trong tổng chi phí của toàn hợp tác xã, doanh nghiệp (bao gồm cả chi phí quản lý, chi phí bán hàng) trong kỳ tính thuế.

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã trồng cao su được miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt động trồng trọt, khai thác mủ tươi. Trường hợp không hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động trồng trọt, khai thác mủ tươi thì thu nhập miễn thuế được phân bổ theo tỷ lệ chi phí trồng trọt, khai thác mủ tươi trong tổng chi phí của toàn doanh nghiệp, hợp tác xã.

7.2. Bổ sung thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Quỹ hỗ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm là thu nhập được miễn thuế.

7.3. Bổ sung thu nhập được miễn thuế đối với: Thu nhập của Văn phòng thừa phát lại (trừ các khoản thu nhập nhập từ các hoạt động khác ngoài hoạt động thừa phát lại) trong thời gian thực hiện thí điểm theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Văn phòng thừa phát lại và hoạt động thừa phát lại thực hiện theo quy định tại các văn bản quy pháp luật có liên quan về vấn đề này

8. Về điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

8.1. Về xác định ưu đãi đối với trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn ưu đãi đầu tư, bổ sung các nội dung sau:

- Doanh nghiệp có dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh vận tải được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ vận tải căn cứ theo địa bàn thành lập dự án đầu tư thuộc địa bàn được hưởng ưu đãi thuế và có điểm đi hoặc điểm đến thuộc địa bàn thành lập dự án đầu tư.

- Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có phát sinh thu nhập ngoài địa bàn thực hiện dự án đầu tư thì:

(i) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn.

(ii) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn. Việc xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập này được xác định theo từng địa bàn căn cứ theo thời gian và mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại địa bàn thực hiện dự án đầu tư.

Đồng thời bổ sung ví dụ minh họa cụ thể.

8.2. Về dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế TNDN được sửa đổi, bổ sung những nội dung sau:

- Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 01/01/2014 nhưng đang trong quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh doanh thu thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đầu tư mới theo quy định tại Luật số 32/2013/QH13; Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành (trước năm 2015, Dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 01/01/2014 nhưng đang trong quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh doanh thu và được cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh từ ngày 01/01/2014 của dự án đó thì được hưởng ưu đãi theo dự án đầu tư mới)

- Bổ sung trường hợp dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP: Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

- Bổ sung quy định: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa được thành lập do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng tiêu chí về cơ sở xã hội hóa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà doanh nghiệp trước khi chuyển đổi chưa được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo lĩnh vực ưu đãi thuế thì được hưởng ưu đãi thuế như dự án đầu tư mới kể từ khi chuyển đổi.

Trường hợp doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về cơ sở xã hội hóa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đang được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với phần thu nhập từ xã hội hóa thì tiếp tục áp dụng mức thuế suất ưu đãi này.

8.3. Bổ sung quy định về kỳ tính thuế đầu tiên như sau:

Trường hợp trong kỳ tính thuế đầu tiên mà dự án đầu tư của doanh nghiệp (bao gồm cả dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế dưới 12 (mười hai) tháng, doanh nghiệp được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư ngay từ kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định.

9. Về thuế suất ưu đãi

9.1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung cụ thể như sau:

- Bổ sung hướng dẫn cụ thể hơn đối với dự án đầu tư phát triển được hưởng ưu đãi thuế TNDN như sau: Dự án đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga phải phát sinh doanh thu, thu nhập từ quá trình hoạt động của các dự án đầu tư nêu trên thì mới thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện thi công, xây dựng các công trình này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây dựng không được hưởng ưu đãi thuế theo quy định này.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như sau: Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao và các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi tại điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTC).

- Hướng dẫn rõ hơn điều kiện về thời hạn thực hiện giải ngân của dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lần đầu tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng như sau: thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật đầu tư.

- Bổ sung trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) như sau:

“e) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12 (mười hai) nghìn tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ thời ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư”.

- Bổ sung trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) như sau:

“g) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

- Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương - Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: dệt - may; da - giầy; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương.

Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành tại Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; khi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển có sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế có liên quan”.

Đồng thời liên quan đến việc ưu đãi thuế TNDN đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, Bộ Tài chính có ban hành Thông tư số 21/2016/TT-BTC ngày 5/2/2016 hướng dẫn cụ thể thêm về ưu đãi thuế TNDN đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

9.2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC về kéo dài thời gian áp dụng thuế suất 10% như sau:

“2. Các trường hợp được kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi:

a) Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư;

b) Đối với dự án quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

- Sản xuất sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh toàn cầu, doanh thu đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm chậm nhất sau 5 năm kể từ khi có doanh thu từ dự án đầu tư;

- Sử dụng thường xuyên bình quân trên 6.000 lao động;

- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hạ tầng kinh tế kỹ thuật, bao gồm: đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga, năng lượng mới, năng lượng sạch, công nghiệp tiết kiệm năng lượng, dự án lọc hóa dầu.

c) Căn cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Khoản này nhưng thời gian kéo dài thêm không quá 15 (mười lăm) năm.”.

9.3. Áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động:

Bổ sung phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giám định tư pháp; thu nhập của doanh nghiệp từ chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn.

Bổ sung hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm bao gồm cả đầu tư để trực tiếp bảo quản hoặc đầu tư để cho thuê bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm.

9.4. Bổ sung Khoản 3a Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn áp dụng thuế suất 15% trong suốt thời gian hoạt động đối với thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

10. Về thời gian miễn thuế, giảm thuế

Bổ sung hướng dẫn: “Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định nêu trên được tính từ năm được cấp Giấy chứng nhận công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.”

11. Về chuyển tiếp ưu đãi: Hướng dẫn cụ thể các nội dung về chuyển tiếp ưu đãi như sau:

a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư hoặc đã thực hiện đầu tư trong giai đoạn năm 2009 - năm 2013, tính đến kỳ tính thuế năm 2014 đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế (lĩnh vực ưu đãi hoặc địa bàn ưu đãi bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được hưởng ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.

Doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng sản xuất đến ngày 31/12/2008 đang đầu tư xây dựng dở dang, trong năm 2009 dự án vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng dở dang và từ năm 2010 trở đi mới hoàn thành đi vào sản xuất, kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế (lĩnh vực ưu đãi hoặc địa bàn ưu đãi bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) theo quy định tại thời điểm quyết định thực hiện đầu tư mở rộng thì được lựa chọn hưởng ưu đãi đối với phần thu nhập tăng thêm từ đầu tư mở rộng theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm quyết định thực hiện đầu tư mở rộng hoặc theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.

b) Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư vào khu công nghiệp trong giai đoạn năm 2009 – năm 2013, tính đến kỳ tính thuế năm 2014 đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế (lĩnh vực ưu đãi hoặc địa bàn ưu đãi) theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được hưởng ưu đãi thuế theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.

c) Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào địa bàn mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 chưa thuộc địa bàn ưu đãi thuế (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao), đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 thuộc địa bàn ưu đãi thuế quy định tại Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được hưởng ưu đãi thuế theo quy định tại Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.

Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư vào địa bàn ưu đãi thuế nhưng được hưởng mức ưu đãi thấp hơn, đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế về địa bàn được hưởng mức ưu đãi cao hơn quy định tại Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được hưởng ưu đãi thuế theo quy định tại Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.

d) Sau ngày 01 tháng 01 năm 2015 địa bàn nơi doanh nghiệp đang có dự án đầu tư được chuyển đổi thành địa bàn ưu đãi thuế thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế khi chuyển đổi.

e) Đối với các trường hợp chuyển đổi ưu đãi nêu tại khoản 2a, 2b, 2c Điều này đến kỳ tính thuế năm 2015 chưa có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế. Đối với các trường hợp chuyển đổi ưu đãi nêu tại khoản 2a, 2b, 2c nêu trên đến kỳ tính thuế năm 2015 chưa có thu nhập từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế (nếu doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư phát sinh doanh thu).

12. Về hồ sơ khai, nộp quyết toán thuế TNDN năm 2015:

12.1. Về mẫu biểu hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2015:

Thực hiện theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính; riêng tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu số 03/TNDN, phụ lục thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản mẫu số 03-5/TNDN thực hiện theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 151/2014/TT-BTC.

12.2. Về thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2015
dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm tại Bắc Ninh
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm, theo đó thời hạn nộp hồ sơ quyết thuế chậm nhất trước ngày 31/03/2016 (đối với doanh nghiệp áp dụng năm tài chính theo năm dương lịch), nếu chậm nộp thì sẽ bị xử phạt về chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài Chính.

Về việc xử lý doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN không kèm báo cáo tài chính có kiểm toán (đối với doanh nghiệp bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính có kiểm toán): Theo văn bản số 5236/TCT-KK ngày 08/12/2015 của Tổng cục Thuế về việc xử phạt vi phạm hành chính về chậm nộp hồ sơ khai thuế thì:

- Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN nhưng không có Báo cáo tài chính thì cơ quan thuế không tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn người nộp thuế bổ sung đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế.

- Trường hợp người nộp thuế là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán Báo cáo tài chính, khi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN cho cơ quan thuế, có Báo cáo tài chính nhưng không đính kèm Báo cáo kiểm toán thì cơ quan thuế không tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn người nộp thuế bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định; đồng thời có văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập và xử phạt theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp quá thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế mới nộp hồ sơ khai thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Thông tư số 166/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định.

12.3. Nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế

- Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.

* Ngoài các nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên thì Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ban hành một số công văn hướng dẫn chung cụ thể cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2015 như sau:

- Công văn số 4311/TCT-CS ngày 16/10/2015 hướng dẫn về ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư mở rộng, cụ thể:

Trường hợp các đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án đầu tư mở rộng trước năm 2009, từ năm 2010 trở đi dự án đầu tư mở rộng hoàn thành đi vào sản xuất, kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế (lĩnh vực ưu đãi hoặc địa bàn ưu đãi bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tăng thêm từ đầu tư mở rộng theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án đầu tư mở rộng hoặc theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.

- Công văn số 17554/BTC-CST ngày 25/11/2015 hướng dẫn về xác định nghĩa vụ thuế TNDN khi xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản gán nợ, cụ thể:

Trường hợp doanh nghiệp thế chấp tài sản bảo đảm là bất động sản mà không có khả năng trả nợ và phải bàn giao chính tài sản bảo đảm đó cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm (gán nợ) mà sau khi bàn giao tài sản, doanh nghiệp không nhận được bất kỳ khoản tiền nào từ việc bàn giao tài sản bảo đảm và không phát sinh thu nhập thì doanh nghiệp không phải kê khai, nộp thuế TNDN đối với việc gán nợ bằng tài sản bảo đảm. Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh thu nhập từ việc bàn giao tài sản bảo đảm là bất động sản để gán nợ thì doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế TNDN theo quy định.

Trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm là bất động sản để giảm trừ nợ vay cho doanh nghiệp mà chưa chuyển nhượng tài sản bảo đảm thì chưa phải kê khai, nộp thuế TNDN. Khi tổ chức tín dụng được phép chuyển nhượng tài sản bảo đảm là bất động sản theo quy định của pháp luật thì tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

Trên đây là một số nội dung hướng dẫn cần lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế TNDN năm 2015./.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông MISA
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page