Bán đất để trả nợ sắn



Sau vụ vỡ nợ của Nhà máy cồn ethanol Đại Tân (xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, Quảng Nam), rất nhiều nông dân cũng như tiểu thương tại các vùng nguyên liệu của Tây Nguyên đang lâm vào cảnh dở khóc dở cười.

Những con buôn nhỏ, người bán đất, người cầm cố tài sản, người vay lãi nóng... để trả nợ cho nông dân; còn các chủ thu gom lớn thì vẫn mất dạng.

Như ngồi trên đống lửa

Huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) là một trong những địa phương nhập sắn nguyên liệu lớn nhất về Nhà máy cồn ethanol Đại Tân. Tại đây những ngày này, các tiểu thương cũng như nông dân như đang ngồi trên đống lửa vì mất tiền, sắn rớt giá. Chị Nguyễn Thị Phúc (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) rơm rớm: “Từ cuối năm trước đến nay, em thu gom sắn rồi nhập cho mối lớn hơn về Quảng Nam, tiền chưa được trả mà nay nợ cứ ngập ngụa”.

Chị Phúc cho biết, chị cũng như những thương lái nhỏ khác ở xã này gom sắn nguyên liệu nhập cho bà Minh Thủy, bà Long Đàm... ở dưới thị trấn. Những năm trước họ trả đều đặn, nhưng gần 1 năm nay thì họ khất lần. Con số nợ của chị Phúc lên đến vài trăm triệu đồng. Bí quá, chị Phúc phải bán rẻ miếng đất giá 200 triệu để trả cho nông dân. Nhưng nợ vẫn chưa hết, chị phải cầm cố thêm sổ đỏ nương rẫy để trả nợ.

“Hàng em chủ yếu nhập cho bà Minh Thủy, nhưng bà ấy nói hiện chưa có tiền trả nên em cứ gắng chờ. Giờ nghe nói nhà máy dưới kia bị vỡ nợ, em càng lo thêm. Vừa rồi, em phải vay thêm tiền của bạn hàng để trả nợ ngân hàng dù lãi cao ngất ngưởng!” - chị Phúc cho biết.

Cùng hoàn cảnh như chị Phúc, chị Trần Thị Sen (thôn Măng Tôn, xã Bờ Y) cũng đang rất hốt hoảng. Số tiền chị Sen bị nợ hiện lên đến xấp xỉ 500 triệu đồng. Nhưng do buôn bán nhỏ và giữ uy tín với nông dân nên chị phải thế chấp sổ đỏ, vay ngân hàng để trả nợ. “Mấy chủ lớn cứ nói em ơi vài bữa nữa chị trả, nhưng cứ lần lữa mãi đến giờ chưa có. Mà em tính, 1 tấn mì chị thu và bán lời vài ba chục ngàn, lấy tiền đâu? Đành vay mượn mà trả cho bà con vậy” - chị Sen kể.

Theo tính đếm, những hộ buôn bán nhỏ như chị Phúc, hiện xã Bờ Y có xấp xỉ trên dưới 30 người. Tất cả họ hiện đang rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất chưa có cách gỡ. Chị Nguyễn Thị Kim Tuyết (thôn Ngọc Hải, xã Bờ Y) vừa là đầu mối thu gom nông sản, vừa có tới gần 8ha sắn cũng đang lâm vào cảnh dở khóc dở cười. Chị cho biết: “Hiện tại thì tôi chỉ nợ khoảng gần 200 triệu của người dân, nhưng cũng đã hết cách kiếm tiền rồi. Nhà cửa cũng đã thế chấp, tài sản cũng đã bán. Có nhiều lúc không dám về nhà nữa. Còn bà Minh, bà Long (mối thu gom lớn) thì không biết như thế nào nữa”.

Lỗ chồng lỗ

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Vừa gom mấy đống sắn phơi đang bị mốc meo vì mưa, chị Phúc lo lắng: “Nghe tin ngày 28.12 giá hàng khô tụt xuống còn 3.300đ/kg, không biết rồi có bù lỗ được không nữa”. Trong lúc đó, những người như chị Phúc vẫn phải trả đúng giá công lẫn sản phẩm cho nông dân. “Bình quân, một người vác 50kg sắn tươi trên vai, phải leo qua bốn dốc đèo mới đưa hàng ra cho mình, mình đâu có thể trả giá xuống với họ như giá thị trường được” - chị Phúc tâm sự.

Còn chị Kim Tuyết cho biết, một hécta mì cho khoảng 10 tấn củ. Hai tấn tươi mới cho ra một tấn khô. Cộng với đủ thứ công như nhổ, gùi, chặt, bốc... và với giá xuống như hiện nay thì lỗ hoàn toàn!

Hiện tại, hàng trăm hộ nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hồi và Tây Nguyên đành phải chấp nhận bán thốc bán tháo sắn nguyên liệu xuống Quy Nhơn. “Mới hôm qua, tôi mới cho xuất 27 tấn xuống Quy Nhơn đó. Rút kinh nghiệm, mình chỉ bán hàng khi có tiền tươi, giá thấp nhưng mong sao có đủ mà trả nợ” - chị Trần Thị Sen cho hay.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận thủ đức Ông Nguyễn Cư - GĐ Cty TNHH vận tải Tuấn Anh, trụ sở ở TP.Pleiku - cũng than vãn: “Cả đội xe của tôi cộng với xe hợp đồng là 20 chiếc đều chở nguyên liệu cho Nhà máy Đại Tân. Vậy mà nay nợ hơn 200 triệu họ vẫn chưa trả. Thôi thì phải cầm cố mọi thứ có thể mà trả nợ cho lái xe chứ biết làm sao chú!”.

Câu chuyện các nhà máy nhập nguyên liệu sắn đang bị phá sản cũng như không đáp ứng đủ nhu cầu đầu vào nguyên liệu đang gây nhiều xáo động. Không những vậy, rất nhiều nông hộ cũng như tiểu thương đang lao đao. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề này với các cơ quan chức năng thì đều được trả lời với thái độ bâng quơ, thậm chí rất vô tư. Ông Đỗ Thanh Hải - Trưởng phòng NNPTNT huyện Ngọc Hồi - trả lời ngay: “Vấn đề này tôi chưa nắm được, tôi vừa chuyển về phòng này từ phòng tài chính cách nay hai tháng thôi!”.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng Theo Laodong

[Read More...]


Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS



Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 08/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Thông tư này quy định rõ nhiều nội dung liên quan đến việc sử dụng Hệ thống TABMIS như chứng từ kế toán, tổ hợp tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, quyết toán...

Đáng chú ý, Bộ Tài chính quy định khá rõ trách nhiệm khai thác báo cáo tài chính. Cụ thể, cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước (KBNN) và các đơn vị có liên quan theo phân quyền được truy vấn và khai thác tất cả các báo cáo (ngày, tháng, năm, đột xuất, quyết toán) trên hệ thống theo yêu cầu cung cấp thông tin báo cáo.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh Riêng báo cáo tháng, các đơn vị KBNN phải tổng hợp trên cơ sở dữ liệu kế toán và in trên giấy để phục vụ công tác lưu trữ số liệu theo yêu cầu và cung cấp cho các cơ quan, đơn vị theo quy định.

Đối với báo cáo năm và báo cáo quyết toán, cơ quan Tài chính và KBNN có trách nhiệm tổng hợp trên cơ sở dữ liệu kế toán và in trên giấy để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị và phục vụ công tác lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng quy định, thời điểm chốt số liệu báo cáo tài chính tháng, năm (12 tháng) là ngày 10 của tháng tiếp theo (lấy theo ngày kết sổ).

Thời điểm chốt số liệu báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm được chia làm 2 giai đoạn: Chốt số liệu hết thời gian chỉnh lý quyết toán là số liệu được lấy đến hết ngày 15-3 năm sau, báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo; Chốt số liệu quyết toán lần cuối cùng là số liệu được lấy hết ngày 30/11 năm sau, báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo, báo cáo giấy được gửi về KBNN cấp trên và các đơn vị có liên quan. Trường hợp sau ngày 30/11 vẫn còn điều chỉnh số liệu quyết toán năm trước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải có thuyết minh và gửi lại báo cáo.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hoàng mai
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/3/2013, áp dụng cho ngân sách từ năm 2013 trở đi, thay thế Thông tư số 212/2009/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS), Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN và Thông tư số 130/2009/TT-BTC về việc quy định Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị áp dụng trong Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN ban hành theo Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3 Theo tapchitaichinh

[Read More...]


"Xử” doanh nghiệp FDI bỏ trốn?



Thủ tướng Chính phủ từng phải ban hành Chỉ thị chấn chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài, trong đó có yêu cầu báo cáo về việc vay và trả nợ của doanh nghiệp (DN) FDI. Tuy nhiên, khó khăn là việc kiểm soát tình hình hoạt động của DN FDI không dễ dàng. Nhiều trường hợp, DN FDI âm thầm giảm dần hoạt động, thanh lý gần hết tài sản và bỏ trốn, chỉ khi đó cả người lao động và các cơ quan quản lý mới biết.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội mới đây đã ra thông báo về 12 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không có tại trụ sở, mất tích, bỏ trốn. Đó dường như chưa phải con số phản ánh đúng thực tế tình trạng DN FDI bỏ trốn.

Trước đó, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định rút giấy phép đầu tư của 17 dự án, cũng thuộc diện đã bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Nhưng nhiều nhất là tại TP. Hồ Chí Minh. Theo thông tin chính thức từ Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương này, tính đến cuối năm 2012 đã có gần 1.200 DN bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, trong đó có nhiều DN FDI.

Chưa có con số cuối cùng về số DN FDI bỏ trốn cho đến nay, nhưng theo số liệu chưa đầy đủ của Tổng cục Thống kê, được công bố vào giữa năm ngoái, thì có đến gần 1000 DN FDI khi cơ quan này tiếp cận để điều tra về tình hình hoạt động đã không thấy còn tồn tại ở địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Báo cáo tổng kết năm 2012 của Ban quản lý Khu chế xuất - Khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh thừa nhận, do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới phục hồi chậm, giá nguyên vật liệu biến động, thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho lớn... khiến hoạt động sản xuất của DN gặp nhiều khó khăn.

Kết quả cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 2012 của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, nếu so sánh thời điểm năm 2011 với năm 2007, nhiều chỉ tiêu hoạt động của các DN FDI thể hiện một xu hướng thiếu tích cực: tăng trưởng doanh thu thuần từ 16,3% lên 19,5% nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm từ 51,7% xuống 29,9%; nộp ngân sách giảm từ 44,7% xuống 32%...

Trong tình hình suy giảm mạnh lợi nhuận chung đó, đã có nhiều DN FDI thua lỗ buộc phải xin dừng hoạt động trước thời hạn giấy phép. Theo thông tin từ nhiều Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương, việc các DN FDI ngừng hoạt động, giải thể, thậm chí bỏ trốn chỉ diễn ra nhiều trong những năm gần đây. “Về FDI vay nợ bỏ trốn, thực tế có việc này xảy ra ở khu công nghiệp, do họ làm ăn thất bát”, ông Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận như vậy trong buổi họp báo tại Bộ này hồi đầu năm nay.

Nhưng, một lượng không nhỏ chủ DN FDI đã chọn “lối thoát” là lặng lẽ trốn khỏi Việt Nam. Hệ lụy để lại là khoản tiền nợ lương công nhân, bảo hiểm, nghĩa vụ nộp thuế… đang trở nên rất khó xử lý. Theo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, riêng 17 DN FDI bỏ trốn đã có số nợ với khách hàng gia công và nợ thuế lên tới hàng trăm tỷ đồng. Hay thống kê của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh vào cuối năm 2012 cho thấy, chỉ riêng tại 128 DN FDI thuộc nhóm gia công bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh đã có khoản nợ thuế trên 400 tỷ đồng…

Chưa dừng lại ở đó, “DN FDI bỏ trốn có vay tín dụng trong nước. Đây là vấn đề phức tạp”, ông Vinh khẳng định như vậy. Nguy hiểm ở chỗ, không ít DN FDI hiện có số nợ lên tới trên 1/2 giá trị tài sản của họ tại Việt Nam.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại quận thủ đức Thủ tướng Chính phủ từng phải ban hành Chỉ thị chấn chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài, trong đó có yêu cầu báo cáo về việc vay và trả nợ của DN FDI. Tuy nhiên, khó khăn là việc kiểm soát tình hình hoạt động của DN FDI không dễ dàng. Nhiều trường hợp, DN FDI âm thầm giảm dần hoạt động, thanh lý gần hết tài sản và bỏ trốn, chỉ khi đó cả người lao động và các cơ quan quản lý mới biết.

Sở dĩ như vậy, theo Bộ trưởng Vinh một phần cũng do pháp lý về FDI trong nước chưa đầy đủ, có nhiều điều chồng chéo, mâu thuẫn. Thời gian gần đây, một số tranh chấp được đưa ra tòa án quốc tế giải quyết nhưng ông Vinh “lo” phía Việt Nam thiếu thẩm phán giỏi về ngoại ngữ, am hiểu luật quốc tế… “Khi có các vụ việc xảy ra xử lý rất khó khăn”, ông nói.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bắc ninh Trước việc DN FDI bỏ trốn gia tăng, Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phát triển vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lấy ý kiến có đưa quy định phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với tổ chức chấm dứt dự án mà không thông báo, không thực hiện thủ tục thanh lý dự án theo quy định của pháp luật. Dự thảo dự kiến được áp dụng từ 1/7/2013.

Quy định là vậy, nhưng với trường hợp chủ DN FDI bỏ trốn khỏi Việt Nam, có lẽ khâu khó nhất là thi hành án phạt và buộc DN thực hiện trách nhiệm trước các khoản nợ, chứ không chỉ là chế tài xử phạt nặng hay nhẹ.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Theo tapchitaichinh

[Read More...]


Lách luật nhập khẩu xe siêu sang!



Theo quy định tại Thông tư 118/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi hồi hương được phép nhập khẩu (NK) một ô tô cá nhân đang sử dụng. Tài sản này được miễn thuế NK, thuế GTGT và chỉ phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt… Lợi dụng quy định này, một lượng lớn xe siêu sang đã được NK trái phép vào Việt Nam dưới hình thức "tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương" để gian lận, trốn thuế.

"Qua mặt" chính sách ưu đãi

Thống kê của Tổng cục Hải quan (TCHQ) cho thấy, hai năm gần đây đã xuất hiện tình trạng gia tăng bất thường về số lượng ô tô NK theo diện tài sản đang sử dụng của Việt kiều hồi hương. Nếu như trước năm 2010, trung bình lượng xe NK theo diện này chỉ là 38 xe/năm thì trong 2 tháng cuối năm 2011 và năm 2012, con số này lên tới hơn 1.200 xe. Hầu hết là xe mang nhãn hiệu nổi tiếng như Lexus, Roll Royce, Bently, Toyota… sản xuất năm 2011-2012, có trị giá lớn. Đáng lưu ý, thay vì làm thủ tục tại các đơn vị hải quan, cửa khẩu lớn như trước đây, các đối tượng đã chọn các tỉnh như Lào Cai, Đắc Lắc, Thái Nguyên, Bắc Ninh… để làm thủ tục NK xe theo tiêu chuẩn Việt kiều hồi hương. Kết quả điều tra của TCHQ cho thấy, một số đối tượng trong nước đã móc nối với Việt kiều, thuê người giả làm thủ tục hồi hương để mang xe ô tô về Việt Nam nhằm lợi dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ để trốn thuế. Sau khi thực hiện hành vi gian lận trót lọt, các đối tượng sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng; sang tên, chuyển nhượng cho đối tượng khác. Hình thức NK này đã gây thất thu hàng tỷ đồng tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Tháng 12-2012, cơ quan Hải quan đã xác minh 16 trường hợp ô tô nhập khẩu theo diện tài sản của Việt kiều hồi hương tại Bắc Ninh, phát hiện cả 16 trường hợp chủ nhân đăng ký tại đây đều không có mặt tại địa phương. Hộ khẩu do công an xã cấp không đúng quy định, không có hồ sơ đăng ký thường trú, không vào sổ gốc tại UBND xã... Tại Cục Hải quan Đồng Nai, năm 2012, đơn vị đã phát hiện hàng chục trường hợp đề nghị cấp giấy phép NK ô tô theo diện Việt kiều hồi hương. Hầu hết số xe xin cấp phép đều mua và được cấp chứng nhận quyền sở hữu trước khi họ nhập hộ khẩu về Việt Nam chỉ 1-2 tháng. Có trường hợp một gia đình là Việt kiều, cùng về nước và đăng ký thủ tục thường trú tại một địa phương nhưng làm thủ tục đăng ký 2 hộ để được hưởng 2 lần chính sách miễn thuế NK ô tô… Kết quả điều tra, thu thập thông tin cho thấy, khi đưa những chiếc xe "siêu sang" về Việt Nam dưới diện tài sản của Việt kiều hồi hương, mỗi đối tượng được nhận 5.000-15.000 USD.

Trên thực tế, khi Cục Hải quan Đà Nẵng ra Quyết định số 39/QĐ-KTSTQ, ấn định thuế với một ô tô và một xe mô tô NK từ tháng 5-2011 theo chế độ là tài sản di chuyển đã truy thu được số tiền thuế hơn 5,7 tỷ đồng…

Sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự…

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại quận thủ đức Việc xe siêu sang NK vào Việt Nam theo diện tài sản di chuyển và "né" được hàng tỷ đồng tiền thuế là do nhiều quy định pháp lý liên quan đến vấn đề này chưa chặt chẽ. Đại diện TCHQ cho biết, theo quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi hồi hương được NK một xe ô tô cá nhân đang sử dụng. Tài sản này được miễn thuế NK, thuế GTGT. Song nếu NK một ô tô đã qua sử dụng vào Việt Nam theo quy định sẽ bị áp thuế NK theo mức thuế tuyệt đối. Số tiền thuế phải nộp lúc này rất cao nếu đó là xe phân khối lớn, có giá trị cao. Bên cạnh đó, theo Luật Cư trú, Việt Nam cho phép một người có hai quốc tịch hoặc nhiều hơn, nên nhiều đối tượng đã "lách" quy định này để hưởng tiêu chuẩn Việt kiều hồi hương. Ngoài ra, việc siết chặt NK ô tô theo quy định của Thông tư 20/2011/TT-BCT cũng khiến nhiều loại "siêu sang" hiện chưa có nhà phân phối chính hãng tại Việt Nam nên không đủ điều kiện được NK vào nước ta. Đây cũng là một trong những lý do khiến sai phạm nảy sinh.

Trước thực trạng nêu trên, tháng 5-2012 lãnh đạo TCHQ đã yêu cầu hải quan các địa phương rà soát, báo cáo về vấn đề này, đồng thời giao cho Cục ĐTCBL, TCHQ điều tra, làm rõ sai phạm. Qua phối hợp với cơ quan công an, Cục ĐTCBL xác định một số đối tượng có dấu hiệu giả mạo hồ sơ để NK theo tiêu chuẩn Việt kiều hồi hương (hành vi đủ cấu thành tội buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới) để củng cố hồ sơ tiến hành khởi tố vụ án. Cơ quan công an cũng cung cấp cho TCHQ hàng nghìn bộ hồ sơ đã được cấp phép NK để điều tra, xử lý.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bắc ninh TCHQ đã báo cáo Bộ Tài chính những vi phạm trong lĩnh vực này. Theo chỉ đạo của Bộ, sau khi điều tra, làm rõ sai phạm, đối với xe chưa làm thủ tục thông quan thì kiểm tra, xác minh kỹ, nhất là phải xác minh rõ điều kiện NK, nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định thì mới cho thông quan. Với xe đã hoàn tất thủ tục thông quan, nếu chủ xe NK không đúng tiêu chuẩn, giả mạo giấy tờ để được NK theo tiêu chuẩn Việt kiều hồi hương sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Với phương tiện NK sai quy định, sẽ xem xét tịch thu, truy thu thuế. Các đối tượng làm giả mạo, buôn lậu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện, TCHQ kiến nghị Bộ Tài chính xem xét sửa đổi Thông tư 118 theo hai yếu tố: Điều kiện để nhập khẩu và điều kiện để được ưu đãi thuế nhằm bảo đảm quyền lợi của người được hưởng chính sách nhưng không để xảy ra tình trạng lách luật trốn thuế.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Theo hanoimoi

[Read More...]


Kìm lạm phát bằng cách ghìm giá!



Lộ trình giá thị trường đối với các dịch vụ công, hàng hóa thiết yếu đều đã có nhưng tăng lúc nào, mức tăng ra sao cần phải cân nhắc để tránh tác động đến lạm phát, gây bất ổn vĩ mô…

Trước nhiều cảnh báo lạm phát cao vẫn có nguy cơ tăng trở lại, Chính phủ đang nỗ lực tìm các giải pháp quản lý giá hiệu quả hơn, nhất là đối với các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu đã có lộ trình giá thị trường.

Nhiều yếu tố kích hoạt lạm phát

Theo dự báo mới nhất của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, lạm phát năm 2013 sẽ dao động ở mức 7,32% - 8,84%. Trong khi đó, Ngân hàng ANZ cho rằng lạm phát trong khoảng 8%-10%, không cách biệt mấy so với dự báo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội (VEPR).

Nhóm nghiên cứu của VEPR nhận định năm nay, “bệ đỡ” cho lạm phát thấp là giá lương thực giảm mạnh sẽ không còn được duy trì, trong khi có nhiều yếu tố có thể kích hoạt lạm phát tăng trở lại như tăng lương cơ bản, điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giá điện và các loại phí khác. Ngoài ra, lạm phát còn bị ảnh hưởng từ khả năng điều chỉnh tỉ giá.

Theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nếu VNĐ giảm giá 3% sẽ làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thêm 0,3%-0,4%. Nếu giá điện tăng 10% (như năm 2012) thì CPI tăng thêm khoảng 0,4%, giá xăng tăng 5% sẽ khiến CPI tăng thêm 0,1%-0,15%. Nếu được điều chỉnh vào cùng thời điểm, chỉ 3 yếu tố này sẽ góp phần làm CPI tăng 0,8%-1%. Do đó, việc điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu cần phải rất thận trọng và có sự phối hợp chặt chẽ, vì tuy ảnh hưởng về mặt định lượng đến lạm phát tổng thể là không quá nhiều nhưng lại gây tác động lớn đến lạm phát kỳ vọng.

TS Vũ Đình Ánh cho rằng CPI 2 tháng đầu năm 2013 chưa có gì đột biến. Tuy nhiên, thách thức cho nhiệm vụ kiềm chế lạm phát năm nay là sẽ có một lượng tiền lớn bơm ra phục vụ tái cơ cấu và thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012. Nếu xử lý không khéo, dòng tiền này cộng với việc tăng giá điện, xăng dầu có thể khiến lạm phát tăng lên rất cao.

Cần hình thành “gói bình ổn giá”

Rút kinh nghiệm trong công tác điều hành giá năm 2012, Chính phủ vừa đồng ý thành lập Nhóm Điều hành giá liên ngành với mục tiêu bảo đảm sự phối hợp tốt hơn trong điều hành giá, kiểm soát lạm phát. Việc hình thành nhóm và cơ chế hoạt động sẽ do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo.

Nhấn mạnh việc đồng bộ trong công tác điều hành giá, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng vừa đề xuất Chính phủ tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý để hình thành một “gói bình ổn giá”, bao gồm các lộ trình tăng giá xăng dầu, điện, dịch vụ công… nhằm phân bổ hợp lý hơn việc tăng giá (nếu cần thiết). Chẳng hạn, việc tăng giá sẽ chia đều cho các tháng, tránh tập trung vào các tháng có CPI tăng cao.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh TS Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu - Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng thành lập Nhóm Điều hành giá liên ngành trong bối cảnh hiện nay là cần thiết. Lộ trình giá thị trường đối với các dịch vụ công, hàng hóa thiết yếu đều đã được công bố nhưng khi thực hiện, nhiều địa phương điều chỉnh tăng giá cùng lúc, gây ảnh hưởng lớn đến CPI. Do đó, dù lộ trình đã có nhưng tăng giá lúc nào, mức tăng ra sao cần phải cân nhắc trong điều kiện cho phép, tránh tác động đến lạm phát, gây bất ổn vĩ mô…

Về lâu dài, TS Nguyễn Đình Cung đề xuất cần phải lập Ủy ban Giám sát thị trường hoạt động độc lập với các cơ quan của Chính phủ. Cơ quan này có chức năng giám sát độc quyền, ban hành chính sách để tạo lập thị trường thực sự và giám sát thị trường vận hành đúng quy luật, chứ không phải chạy theo quản lý giá.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận bình tân Bài học từ “cú sốc CPI tháng 9”

Năm 2012, trong công tác điều hành giá đã hình thành thuật ngữ “cú sốc CPI tháng 9”. Tính chung cả năm 2012, CPI dừng ở mức 6,81%, hoàn thành nhiệm vụ Quốc hội giao. Tuy nhiên, chỉ riêng tháng 9, CPI bất ngờ tăng 2,2%, vượt ngoài dự đoán của các nhà làm chính sách và cả giới chuyên gia. Nguyên nhân CPI tháng này tăng vọt do thực hiện lộ trình điều chỉnh giá thiếu phối hợp: 32 địa phương đồng loạt tăng giá dịch vụ y tế, trùng với thời điểm 42 địa phương tăng học phí. Đây cũng là thời điểm nhu cầu tiêu dùng trong xã hội nhích lên vào dịp nghỉ lễ 2-9 và ảnh hưởng từ độ trễ tăng giá xăng dầu diễn ra cuối tháng trước đó.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Theo baohaiquan

[Read More...]


Tham vọng bứt phá và rào cản



Quá trình tái cơ cấu sau hợp nhất, sáp nhập còn là một bài toán lớn, song các ngân hàng vẫn kỳ vọng nhiều vào sự bứt phá.

Kỳ vọng nhiều…

Các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ đang chịu sức ép lớn trước chủ trương đẩy mạnh thực hiện đề án tái cấu trúc ngành mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang triển khai. Tuy nhiên, các ngân hàng này đặt kỳ vọng khá lớn vào thành công sự sau tái cấu trúc.

Ngân hàng hợp nhất giữa Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) và Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là một điển hình. Với đề án hợp nhất sẽ được trình cổ đông tại kỳ đại hội thường niên vào ngày 16/3 tới, ngân hàng hợp nhất kỳ vọng sau hợp nhất sẽ duy trì mức vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng (hợp nhất từ 3.000 tỷ đồng của Western Bank và 6.000 tỷ đồng của PVFC) và tăng lên 12.000 tỷ đồng vào năm 2015 để đảm bảo sự phát triển liên tục và đạt tỷ lệ an toàn vốn tối ưu.

Tổng tài sản của ngân hàng hợp nhất đến năm 2015 dự kiến đạt 235.000 tỷ đồng; lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh dự kiến đạt 2.138 tỷ đồng trong năm nay, 2.708 tỷ đồng năm 2014 và 3.473 tỷ đồng năm 2015.

Trường hợp khác, với tỷ lệ đồng thuận trên 90%, phương án nhân sự quản trị cấp cao đã được đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Tín (TrustBank) nhất trí thông qua trong kỳ đại hội bất thường diễn ra vào trung tuần tháng 2/2013, với tỷ lệ góp vốn xấp xỉ 12% của cổ đông chiến lược là Tập đàn Thiên Thanh. Đây được xem là tiền đề quan trọng trong tiến trình tái cấu trúc TrustBank.

Hội đồng Quản trị TrustBank cho biết, Ngân hàng sẽ có những định hướng phát triển mới, từng bước chuyển dịch cơ cấu, để tiến tới mục tiêu chuyên biệt hóa dịch vụ ngân hàng mang tính chất đặc thù.

… song không dễ thực thi

Tham vọng phát triển của các ngân hàng sau hợp nhất và tái cơ cấu là rất lớn, song không dễ thực thi, bởi còn rất nhiều vấn đề cần xử lý. Chẳng hạn, đối với ngân hàng hợp nhất giữa Western Bank và PVFC, ngoài những khó khăn nội tại của Western Bank, thì PVFC còn phải xử lý 2 khoản nợ xấu đối với Vinashin, Vinalines.

Từ thực tế đó, PVFC đề nghị NHNN cho phép không tính hai khoản nợ trên vào tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hợp nhất để có đủ điều kiện và thời gian tiến hành khắc phục theo lộ trình. Bên cạnh đó, PVFC còn đề xuất Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ thực hiện giảm vốn theo lộ trình trong điều kiện đảm bảo được sự ổn định và phát triển an toàn của PVFC cũng như ngân hàng hợp nhất sau này..

Ngoài ra, PVFC và Western Bank cũng đề xuất được NHNN hỗ trợ cho vay từ nguồn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại khoảng 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng hợp nhất và tạo nguồn vốn để ngân hàng này có thể phát triển mảng tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu...

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại quận thủ đức Những đề nghị trên không dễ được đáp ứng, bởi một trong những nguyên tắc hợp nhất là ngân hàng mới sau hợp nhất sẽ phải tiếp nhận, thực thi và chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính do các bên đã xác lập trước đó.

Trong khi đó, Western Bank cũng là ngân hàng nhỏ, đi lên từ nông thôn và từng rơi vào cảnh thiếu thanh khoản. Kết quả kinh doanh năm 2012 của Western Bank (chưa hợp nhất), chưa kiểm toán cho thấy, tổng tài sản đạt 15.153 tỷ đồng, huy động vốn đạt 10.982 tỷ đồng, cho vay, đầu tư 7.134 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 64 tỷ đồng.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hải phòng Trên thực tế, không phải ngân hàng nào sau hợp nhất cũng có thể gặt hái thành công. Chẳng hạn, Ngân hàng hợp nhất SCB (sau một năm hợp nhất từ SCB, Ficombank, TinNghiaBank) đã có nhiều chuyển biến tích cực về thanh khoản cũng như việc xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, kết thúc năm 2012, lợi nhuận trước thuế của SCB chỉ đạt xấp xỉ 82 tỷ đồng.

Đánh giá quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, đến nay, về cơ bản, hệ thống ngân hàng đã khá ổn định, thanh khoản không còn là nguy cơ lớn. NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tái cơ cấu một phần nợ xấu bằng cách giãn nợ, khoanh nợ bằng sử dụng dự phòng rủi ro khoảng 4%. Phần còn lại khá lớn, theo ông Nghĩa, sẽ phải xử lý bằng nhiều cách, trong đó việc thành lập công ty mua bán nợ có ý nghĩa quyết định.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Theo tapchitaichinh

[Read More...]


Tổ chức tín dụng mất thanh khoản sẽ bị buộc phá sản



Nhằm đáp ứng mục đích tái cấu trúc những tổ chức tín dụng yếu kém, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 07/2013/TT-NHNN quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD).

Theo Thông tư này, một TCTD bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.

NHNN sẽ quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hay kiểm soát toàn diện trên cơ sở căn cứ vào thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của TCTD. Trong đó, giám sát đặc biệt là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện qua việc NHNN áp dụng các biện pháp giám sát hoạt động hàng ngày của TCTD. Kiểm soát toàn diện là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện qua việc NHNN áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp, toàn diện hoạt động hàng ngày của TCTD.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hải phòng Trong trường hợp TCTD bị đặt trong diện kiểm soát đặc biệt, Thống đốc NHNN có thẩm quyền yêu cầu chủ sở hữu TCTD đó thực hiện tăng vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động trong một thời hạn được xác định cụ thể hoặc yêu cầu chủ sở hữu TCTD bị kiểm soát đặc biệt xây dựng, trình NHNN kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại với các TCTD khác trong trường hợp TCTD đó không có khả năng hoặc không thể tăng được vốn điều lệ theo yêu cầu của NHNN.

NHNN có quyền trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định TCTD khác thực hiện việc tham gia góp vốn, mua cổ phần của TCTD được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp TCTD không thể thực hiện được yêu cầu tăng vốn điều lệ và không bảo đảm các tỷ lệ an toàn hoạt động hoặc khi NHNN xác định số lỗ lũy kế của TCTD đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của TCTD được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của TCTD được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống TCTD.

Thời hạn kiểm soát đặc biệt sẽ do Thống đốc quy định trong Quyết định kiểm soát đặc biệt. Quyết định gia hạn hay chấm dứt kiểm soát đặc biệt sẽ được thông báo tới các cơ quan và tổ chức như khi công bố quyết định kiểm soát đặc biệt. Việc gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt được áp dụng với các TCTD có triển vọng hoạt động bình thường hoặc có thêm thời gian để tiến hành các thủ tục sáp nhập, hợp nhất, mua lại.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại tây hồ Khi TCTD được NHNN chấm dứt kiểm soát đặc biệt do không khôi phục được khả năng thanh toán, NHNN sẽ gửi văn bản tới Tòa án về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi thanh toán và yêu cầu TCTD đó làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Khi có nguy cơ hoặc đã lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), hoặc Tổng giám đốc của TCTD có trách nhiệm phải báo cáo ngay Thống đốc NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Giám đốc NHNN chi nhánh nơi đặt trụ sở chính.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 27-4-2013.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Theo baohaiquan

[Read More...]


Lãi suất có xu hướng giảm



Nhiều ngân hàng đang gặp tình trạng khó tăng trưởng tín dụng, mặt bằng lãi suất đang trong xu hướng tiếp tục giảm.

Từ đầu tuần đến nay, lãi suất (LS) huy động của các ngân hàng (NH) thương mại đã giảm thêm từ 0,5 - 1%/năm so với trước đó. Tại NH TMCP Ngoại thương VN (Vietcombank), LS huy động kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng xuống còn 7,5%/năm, 6 - 9 tháng còn 8%/năm và trên 12 tháng là 9,5%/năm. Tại NH TMCP Á Châu (ACB), LS huy động dưới 12 tháng còn 7,7 - 7,8%/năm tùy theo kỳ hạn, trên 12 tháng từ 10,3 - 10,8%/năm... Một số NH cổ phần có quy mô trung bình đang huy động mức LS 10 - 11%/năm.

Khi chúng tôi thử “trả giá” về LS tiền gửi với nhân viên phụ trách phòng giao dịch của một NH cổ phần ở Q.3, TP.HCM thì nhân viên này cho biết: “NH chỉ có thể cộng thêm cho chị 1%/năm, tức là 9%/năm. Thật ra NH cho vay ra khó quá nên vốn cũng dư, nhưng nếu không cộng thêm LS cho khách hàng thì họ lại chuyển sang NH khác gửi”.

Lãi suất liên ngân hàng cũng giảm

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông Ông Phạm Linh - Phó TGĐ NH TMCP Phương Đông (OCB) - cho rằng LS trên thị trường liên NH hiện nay đang ở mức thấp nên không việc gì NH phải đi huy động bên ngoài với mức LS cao. Theo NH Nhà nước VN (NHNN), LS bình quân trên thị trường liên NH trong thời gian gần đây ở mức 5%/năm kỳ hạn 1 - 2 tháng; khoảng 6%/năm ở kỳ hạn 3 tháng...; còn LS qua đêm và loại 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần ở mức 3 - 4%/năm. Vì vậy, chỉ những NH nào không đủ uy tín mới không vay được trên thị trường liên NH nên buộc phải tăng LS cao hơn để huy động của người dân.

Việc các NH giảm LS huy động là tất yếu khi tốc độ tăng trưởng huy động 2 tháng đầu năm tăng 2% so với cuối năm 2012, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng dù đã khá hơn vẫn giảm 0,28% so với cuối năm 2012, thấp hơn mức giảm 1,88% trong 2 tháng đầu năm 2012.

Ông Trương Văn Phước - TGĐ NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - cho biết mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của Eximbank so với đầu năm vẫn còn âm nhưng từ đầu tháng 3 đến nay, NH này đã giải ngân được khoảng 4.000 tỉ đồng. Khách hàng hiện nay quan tâm nhiều đến các gói cho vay LS thấp.

Ông Phạm Linh cũng cho biết dù OCB cho vay các doanh nghiệp đã tăng 7% so với cuối năm 2012 tuy nhiên khách hàng chủ yếu chỉ vay ngắn hạn với LS 13 - 14%/năm chứ ít vay trung và dài hạn do LS cho vay đến 15%/năm. Theo ông Linh, LS cho vay chung trong quý 2 có thể về mức 12,5%/năm và lúc đó, tăng trưởng tín dụng sẽ tốt hơn.

Khó cho vay vì chuẩn vay

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hải phòng TS Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường đại học Ngân hàng TP.HCM - cho rằng: Một trong những nguyên nhân khiến nhiều NH gặp khó khăn trong việc cho vay là do chính họ đã nâng chuẩn xét cho vay trước tình hình kinh tế chung khó khăn, nhiều doanh nghiệp đổ vỡ... Chuẩn vay thì gồm mục tiêu sử dụng vốn, năng lực trả nợ của khách hàng vay, dự báo điều kiện kinh doanh của khách hàng, đánh giá dự án... và cuối cùng mới là tài sản đảm bảo nợ vay. Tuy nhiên các NH đều lấy yếu tố cuối cùng này để quyết định cho khoản vay. Đa phần tài sản đảm bảo nợ vay là bất động sản mà thị trường bất động sản thì ế ẩm, đóng băng cũng khiến NH không dám cho vay nhiều.

Ông Dương cho rằng việc nâng chuẩn xét cho vay lên là cần thiết nhưng chuẩn ở đây phải nâng là nguồn nhân lực, quản trị từ phía NH khi thẩm định cho vay. Có thể DN không đủ chuẩn về tài sản thế chấp nhưng NH cần nhìn ra họ đủ chuẩn về năng lực tài chính và NH cũng phải có lòng tin vào DN thì mới có thể cho vay được.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Theo thanhnien
[Read More...]


Vẫn nóng chuyện lãi suất và tồn kho



Lãi suất vẫn ở mức cao và khó tiếp cận, trong khi hàng tồn kho tiếp tục là nỗi "ám ảnh" với nhiều doanh nghiệp. Tại Hội nghị Doanh nghiệp được tổ chức lần này, UBND Tp.Hà Nội đã bày tỏ rõ quyết tâm sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để lắng nghe và tháo gỡ mọi vướng mắc. Mặc dù nhiều doanh nghiệp vẫn xác định phải "tự bơi", nhưng cũng có không ít hy vọng được nhóm lên khi thành phố cho biết sẽ thành lập tổ công tác Ban chỉ đạo và đường dây nóng về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vào tháng 4 tới.

"Niềm tin của doanh nghiệp đang bị giảm sút nghiêm trọng" là chia sẻ của ông Trần Anh Vương, Tổng Giám đốc Công ty CP Thép Bắc Việt, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội. Cũng bởi, trong khi đầu ra đang bế tắc thì chi phí đầu vào gia tăng, lãi suất vẫn ở mức cao và việc tiếp cận vốn còn nhiều khó khăn.

Sa lầy vào nợ ngân hàng

Là người hoạt động trong ngành ngân hàng, nhưng ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) khi chia sẻ với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, cũng phải thừa nhận, việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vẫn đang là vấn đề nan giải do doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo. Lãi suất cho vay hiện cũng chưa giảm tới mức mong đợi của doanh nghiệp. "Theo quy định, ngân hàng nào cũng đòi tài sản đảm bảo nhưng doanh nghiệp đã vừa và nhỏ thì làm gì có tài sản để thế chấp. Bài toán này đã đưa ra từ lâu rồi nhưng vẫn chưa có giải pháp nào", ông Hiển cho biết.

Khá bức xúc với vấn đề lãi suất, ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chăn nuôi chế biến và Xuất nhập khẩu (Aprocimex), chỉ ra thực trạng: "Nhiều doanh nghiệp đang lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, cực kỳ khó khăn và gay go do sa lầy vào nợ ngân hàng không trả được, tài sản đảm bảo cũng nằm ở ngân hàng".

Bởi theo vị giám đốc này, lãi suất cho vay tăng cao trong thời gian dài đã làm cho doanh nghiệp ngày càng khó và kiệt quệ. Do đó, mặc dù hiện lãi suất đã giảm nhưng so với các nước chỉ ở mức 4 - 5%, và so với sức chịu đựng của doanh nghiệp, thì vẫn còn quá cao.

Đại diện của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội thì cho biết, nỗi lo của nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội hiện không chỉ là tồn kho cao mà cả tồn kho thấp còn đáng "lo ngại hơn". Cũng bởi, tồn kho thấp là khi doanh nghiệp đã bán gần hết hàng nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ, nên không còn tài sản đảm bảo.
Do vậy, ông Vương cho rằng bên cạnh khoản nợ xấu giữa doanh nghiệp với ngân hàng vốn rất được dư luận quan tâm, còn những khoản nợ đáng lo ngại hơn lại không được thống kê, đó là nợ giữa Chính phủ và doanh nghiệp qua các công trình xây dựng cơ bản; và khoản nợ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong kinh doanh.

Chưa vơi hết nỗi khó khăn, nhiều chính sách đưa ra lại càng tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Ông Vương dẫn ra trường hợp có doanh nghiệp thuê đất với mức giá trước đây là 20 triệu đồng/ha, đến năm 2012 là 800 triệu đồng/ha, tăng gấp 40 lần, đã làm cho doanh nghiệp điêu đứng.

Đại diện của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Tổng Giám đốc Vũ Thanh Sơn, cũng cho biết cùng với áp lực trả lãi vay, việc phải chịu thêm 125 tỷ đồng tiền thuê đất hằng năm đã làm cho doanh nghiệp thêm khó khăn.

Lo độ trễ chính sách

Đã có không ít chính sách được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít lãnh đạo các doanh nghiệp đều tỏ ra khá lo ngại về "độ trễ" của chính sách. Theo ông Lý, những chính sách được ban hành đều không sai về chủ trương, hay câu chữ, nhưng việc chính sách ấy có đi vào cuộc sống hay không thì còn nhiều điều phải bàn.

Cùng quan điểm trên, ông Hiển cho rằng Chính phủ đã rất quan tâm đến tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi đưa ra các chính sách và giải pháp. Tuy nhiên, tính hiệu quả triển khai xuống doanh nghiệp vẫn có khoảng cách khi chưa tạo được sự gắn kết kịp thời với cuộc sống.

Không bàn nhiều về độ trễ của chính sách, ông Vương cho rằng trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp phải "tự thân vận động" là chính khi các chính sách đưa ra là đúng, nhưng lại không "trúng" đối tượng hỗ trợ.

Dẫn chứng từ thực tế, vị lãnh đạo này cho hay nếu "chiếu" theo đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% cho các doanh nghiệp dưới 200 lao động, có doanh thu dưới 20 tỷ đồng, thì những doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản, doanh nghiệp xuất khẩu có trên 300 lao động vốn là đối tượng khó khăn nhất, sẽ không thuộc diện hỗ trợ.

"Nhiều doanh nghiệp chia sẻ với tôi rằng nếu quy định như vậy thì chỉ những công ty lớn như Samsung, Canon đang phát triển rất tốt, mới đáp ứng đủ hai điều kiện trên để được hỗ trợ", ông Vương nói.

Khá nản lòng với nhiều kiến nghị đã được đưa ra nhưng vẫn chưa được ghi nhận và thực hiện, nhiều doanh nghiệp trong Hội nghị này đã đưa ra một đề xuất khá ngắn gọn nhưng khá "lạ". Đó là mong mỏi những kiến nghị trước đó sẽ được các cấp ngành thực sự lắng nghe, đánh giá lại hiệu quả thực hiện.
Còn trong điều kiện như hiện nay, dù không ít chính sách đã đưa ra, nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết sẽ chỉ trông vào nội lực bản thân để tự vượt qua khó khăn.

Sẽ có đối thoại chuyên sâu, thẳng thắn

Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội

Chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội bị giảm 15 bậc. Đây là kết quả đáng buồn. Rõ ràng doanh nghiệp đã "chê" Hà Nội và các ngành, địa phương Hà Nội cần nhìn thẳng vấn đề để giải quyết. Một trong các biện pháp là đối thoại. Hà Nội sẽ thành lập Ban chỉ đạo giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp và sẽ họp 3 tháng/lần. Ban chỉ đạo sẽ mời cả lãnh đạo các hiệp hội, ngành nghề và sẽ tổ chức những phiên đối thoại chuyên sâu, thậm chí tập trung giải quyết những trường hợp cá biệt.

Các Sở, ban ngành trên địa bàn phải bám sát khó khăn của doanh nghiệp, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp không để chính sách đến quá trễ khiến doanh nghiệp khó càng thêm khó. Thành phố sẽ tiếp tục duy trì gói 300 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Ngoài ra, thành phố cũng sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách hoãn, giãn thuế, giúp doanh nghiệp bớt chi phí, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

Kiến nghị trực tiếp lên NHNN

Bà Nguyễn Thị Mai Sương - Giám đốc NHNNChi nhánh thành phố Hà Nội

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Ngân hàng nhận chỉ đạo từ phía Nhà nước là hỗ trợ tích cực"cứu" doanh nghiệp nhưng hệ thống ngân hàng cũng phải tự lo trang trải cho đơn vị mình trước. Việc điều chỉnh tỷ giá phải cân đối với cán cân xuất nhập khẩu, cán cân thương mại cũng như mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội sẽ có trách nhiệm tham mưu, báo cáo Chính phủ và đưa ra chính sách hợp lý về vấn đề này.

Hiện ngân hàng vẫn chưa nhận được ý kiến chính thức của doanh nghiệp nào đủ điều kiện vay vốn nhưng không được vay. Nếu doanh nghiệp nào đã đủ điều kiện vay nhưng không được ngân hàng đáp ứng, doanh nghiệp gửi trực tiếp kiến nghị lên lãnh đạo Chi nhánh NHNN Hà Nội để giải quyết.

DN cần phản ánh nhũng nhiễu

Phi Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Thuế

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hải phòng Trong khi thực hiện nghĩa vụ với cơ quan thuế nếu gặp phiền hà nhũng nhiễu, nhất là về thủ tục hành chính, đe nghị doanh nghiệp phản ánh kịp thời đến các số điện thoại nóng tại cục thuế, cơ quan thuế các quận, huyện. Đồng thời, trong quá trình hoàn thuế, thanh tra, kiểm tra của lực lượng chức năng, các doanh nghiệp tuyệt đối không nên có động thái về "tiêu cực phí", nếu không, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về hậu quả. Thực tế, thời gian gần đây, đã có trường hợp doanh nghiệp khai khống về tồn kho hàng hóa, câu kết với cán bộ thuế, ngân hàng để được vay vốn.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Theo thoibaokinhdoanh
[Read More...]


Phải cải cách để thu hút FDI



Để thúc đẩy dòng vốn ngoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các Bộ trưởng mau chóng cải cách chính sách, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp FDI, chấm dứt tình trạng 2-3 năm mới duyệt xong một dự án.

Tại buổi tổng kết 25 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) do Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức sáng 27/3, Thủ tướng đánh giá cao vai trò của khối FDI trong việc thúc đẩy kinh tế và nâng vị thế của Việt Nam. Nhưng theo người đứng đầu Chính phủ, tốc độ giải ngân vốn đầu tư trong những năm qua còn chậm.

Sau 25 năm, tổng vốn đầu tư đăng ký của FDI là 211 tỷ USD nhưng số đã giải ngân thực tế đạt gần 98 tỷ USD (chiếm 47% vốn đăng ký). Theo Thủ tướng, một khi nước ngoài đã đăng ký đầu tư thì cần có sự nỗ lực từ cả nhà đầu tư lẫn Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa được như kỳ vọng. "Nếu chúng ta tạo điều kiện hơn nữa cho nhà đầu tư đăng ký và cấp giấy phép thì tốc độ giải ngân sẽ tốt hơn nhiều", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng chia sẻ, trong những năm qua đã phải đích thân ngồi làm việc với các Bộ, lãnh đạo các tỉnh để giải quyết chính sách trong từng dự án FDI lớn. "Qua thực tế trên mới nói còn nhiều điều phải cải cách. Nếu không cải cách mà vẫn thế này, dự án nào Thủ tướng cũng phải ngồi xử lý trực tiếp thì e cạnh tranh không kịp", đại diện Chính phủ nói.

Nhiều ý kiến tại Hội nghị chia sẻ thẳng thắn sự bất cập trong môi trường đầu tư của Việt Nam. Ông Đoàn Xuân Hưng - Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản thông tin, hiện nhiều nhà đầu tư Nhật Bản rất băn khoăn vì Chính phủ vẫn chưa làm rõ, cụ thể các vấn đề về chính sách khi mời gọi họ vào đầu tư. "Các đồng chí đừng nói chung chung nữa mà hãy đi vào các điều kiện cụ thể thì hơn", ông Hưng thẳng thắn đề xuất.

Ông Ichikawa, người đứng đầu tiểu ban công nghiệp phụ trợ Nhật Bản cho rằng Việt Nam ban hành rất nhiều đạo luật, văn bản pháp lý nhưng lại chưa nhất quán, mỗi địa phương thực hiện một cách khác nhau. Do vậy, đại diện đến từ Nhật Bản cho biết: "Đề nghị Chính phủ đảm bảo tính thống nhất, sao cho cùng một quy định thì ở mọi nơi đều như nhau để các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ cỡ vừa và nhỏ của Nhật có thể thành công ở Việt Nam".

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh Đại diện Nhật Bản cũng kể, nhiều công ty Nhật Bản than phiền phải chờ thủ tục hành chính quá lâu và thậm chí phải có ý kiến từ cấp cao hơn như Thủ tướng mới được thông qua. "Ngoài ra, để cải thiện môi trường đầu tư, Việt Nam không phải cứ cấp phép cho các nhà đầu tư là xong mà cần phải có quá trình chăm sóc sau khi họ nhận được giấy phép nữa", ông Ichikawa đề xuất.

Đến nay, vấn đề được các nhà chính sách băn khoăn nhiều nhất chính là việc Việt Nam có thể không còn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai. Tiến sĩ Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng với giai đoạn mới cần phải có cách tiếp cận mới với tư duy mới. "Nhiều phương thức xúc tiến đầu tư hiện nay của chúng ta vẫn còn theo cung cách của 20, 25 năm trước. Điều này không còn phù hợp", ông Mại nhận xét.

Đồng tình với quan điểm này, ông Đoàn Xuân Hưng - Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản - đất nước dẫn đầu về FDI tại Việt Nam - cũng cho rằng bối cảnh đầu tư đã khác xa so với 25 năm trước. Theo ông, hàng trăm doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu quan tâm và tiếp cận đến môi trường tại các nước trong khu vực như Myanmar, Indonesia... thay vì Việt Nam. "Cơ hội thu hút đầu tư đối với Nhật Bản sẽ không còn kéo dài nếu chúng ta không biết tận dụng", Đại sứ Hưng cảnh báo.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại từ liêm Sau 25 năm mở cửa FDI vào Việt Nam, theo Thủ tướng, cũng chính là thời gian nền kinh tế trải qua nhiều biến động và nhiều cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, nếu tính bình quân, GDP trong 25 năm vẫn đạt mức tăng trưởng 7% một năm và kinh tế vĩ mô ổn định.

Số liệu mới nhất cho thấy, vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm của FDI trong quý I/2013 đạt 6 tỷ USD, tăng trưởng hơn 63% và xuất khẩu của khối FDI trong quý cũng đạt 19,2 tỷ USD. "Có thể nói trong quý I, tăng trưởng GDP cao hơn và lạm phát thấp hơn so với quý I/2012 và trong đó có sự đóng góp tích cực của FDI. Tuy nhiên, khó khăn còn ở phía trước và cầnphải cố gắng nỗ lực rất nhiều", Thủ tướng nhắc nhở trước Hội nghị.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Theo vnexpress

[Read More...]


Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đảm bảo cân đối ngân sách



Chiều 29/3/2013, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ để thông báo một số nội dung quan trọng của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 03/2013. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son chủ trì cuộc họp báo. Cùng tham dự họp báo có lãnh đạo các Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tại buổi họp báo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thông báo các nội dung chính của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2013 diễn ra từ ngày 28 -29/3, trong đó, nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm, các định hướng điều hành trong thời gian tới, đồng thời giải đáp nhiều vấn đề dư luận xã hội quan tâm.

Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, điều đáng mừng, đúng như định hướng, quyết tâm từ năm 2012 là làm sao năm 2013, tăng trưởng cao hơn, lạm phát thấp hơn. Qua tổng hợp đánh giá chung, 3 tháng/2013, dù có nhiều khó khăn, đặc biệt có nghỉ tết dài, tăng trưởng đã cao hơn cùng kỳ năm trước, 4,89% so với 4,75%. Tuy rằng, mức tăng cao hơn không nhiều nhưng lạm phát đã được kiềm chế, Quý I/2013 CPI thấp hơn so với cùng kỳ. Điều đó đúng như dự báo tình hình có tốt hơn nhưng mức độ không nhiều, nếu Chính phủ không quyết tâm mạnh mẽ hơn, thì chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho cả năm sẽ không dễ dàng.

Bộ trưởng cho biết, mặc dù, GDP tăng nhưng qua theo dõi bảng cân đối thì sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng thấp hơn cùng kỳ, dịch vụ tăng cao hơn. Đối với xuất khẩu vẫn đảm bảo tăng trưởng, năm 2012 xuất khẩu tăng chủ yếu là khối đầu tư nước ngoài, còn khối doanh nghiệp trong nước không những không tăng mà thậm chí còn giảm, nhưng Quý I/2013 vừa qua cho thấy kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã có tăng trưởng. Một số địa phương lớn như T. Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp năm 2012 phải dừng hoạt động do khó khăn thì ngay từ đầu năm 2013, qua theo dõi về công tác nộp thuế đã có trên 60% đã quay trở lại hoạt động.

Chính phủ đã thảo luận, thống nhất giao cho các Bộ, ngành tiếp tục để kỳ tới đây sẽ có những giải pháp tháo gỡ mạnh mẽ hơn về thuế. Trên cơ sở Nghị quyết 02, Chính phủ đã ra một số chính sách giảm, giãn, miễn một số sắc thuế. Đồng thời Chính phủ tiếp tục giao các Bộ, ngành, tiếp tục nghiên cứu các biện pháp tháo gỡ khó khăn như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế VAT, vừa bảo đảm cân đối ngân sách, không để tăng thâm thủng ngân sách nhưng cơ bản nhất là phải tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, không chỉ ngay lúc khó khăn này mà cả môi trường đầu tư kinh doanh nói chung của Việt Nam.

Về tiền tệ, tín dụng, Bộ trưởng khẳng định qua quá trình kiên trì thực hiện các giải pháp đồng bộ về kiềm chế lạm phát, Chính phủ có cơ sở yêu cầu các ngân hàng giảm tiếp lãi suất. Chính phủ đã thảo luận và kiên định mục tiêu này làm sao để lạm phát về mức bình thường để chi phí vốn cho doanh nghiệp ở mức bình thường. Tất nhiên chi phí vốn chỉ là một phần trong chi phí nhưng doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh nếu doanh nghiệp nước ngoài chỉ chịu lãi suất vốn 5-6% trong khi chúng ta chịu lãi suất vốn mười mấy phần trăm thậm chí 20%. Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN không chỉ hạ lãi suất huy động mà điều quan trọng cuối cùng là lãi suất cho vay. Đồng bộ với các giải pháp đó, làm sao không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, mà quan trọng hơn là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn không chỉ năm nay mà từ nay về sau. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để tái cơ cấu nền kinh tế, để tái cơ cấu đi vào từng doanh nghiệp, từng địa bàn, từng chính sách cụ thể.

Trả lời các câu hỏi liên quan đến công tác điều hành giá xăng dầu như theo thông cáo báo chí của Bộ Tài chính vào tối ngày 28/3/2013 về điều chỉnh giá xăng dầu, Liên Bộ cho biết giá trong nước đang thấp hơn các nước từ 2.000-5.000 đồng một lít. Dư luận cho rằng, đó là lý do để Chính phủ cho điều chỉnh tăng giá xăng dầu. Tuy nhiên, nhiều người dân băn khoăn phải chăng cơ quan chức năng không kiểm soát được buôn lậu xăng dầu nên đẩy việc tăng giá xăng dầu lên người dân hay không? Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định hiện các Bộ đang điều hành giá xăng dầu theo Nghị định 84 với các quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục… để điều chỉnh tăng hay giảm giá xăng dầu. Việc Liên Bộ đã thống nhất điều chỉnh theo tinh thần Nghị định này và có thông cáo gửi báo chí. Bộ trưởng cho rằng: “Lý do chính của việc tăng giá xăng dầu là giá thấp hơn giá cơ sở, nếu duy trì giá cũ thì quỹ bình ổn giá sử dụng hết, không còn công cụ nào hỗ trợ, chỉ còn cách lấy ngân sách để bù, nhưng chúng ta đã thống nhất nguyên tắc là không thể bao cấp mãi giá các mặt hàng thiết yếu mà phải dần tiến tới theo thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Bộ trưởng cho biết thêm: “Hôm nay là ngày 29/3, cách đây hơn 1 tháng, ở thời điểm cuối tháng 2, rất nhiều báo đã rút tít: Không thể không tăng giá xăng dầu. Lúc đó, Thủ tướng Chính phủ đã triệu tập một cuộc họp, mặc dù Bộ Tài chính và Bộ Công Thương có đủ căn cứ và sự cần thiết để tăng giá xăng dầu nhưng để phục vụ bình ổn giá, kiểm soát lạm phát và quan trọng là không gây thêm khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng đã quyết định chưa tăng giá. Đến nay, trước tình hình quỹ bình ổn giá đã sử dụng hết khả năng, mặc dù giá xăng dầu thế giới có đi xuống nhưng giá bán xăng dầu vẫn thấp hơn nên cần điều chỉnh và không phải vì chống buôn lậu mà tăng giá xăng - điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định, bảo đảm an ninh năng lượng và vì lợi ích chung của nền kinh tế xã hội, của đất nước chứ không vì lợi ích cục bộ của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu”, Bộ trưởng khẳng định.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Cũng liên quan đến quyết định điều chỉnh giá xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, quan điểm điều hành của Chính phủ và liên Bộ Tài chính-Công thương là luôn xác định và cân nhắc các lợi ích và hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp. Khi đề xuất bất kỳ phương án nào về điều hành giá xăng dầu cũng đã tính toán rất kỹ đến lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp.

Thứ trưởng khẳng định, trong lần điều chỉnh này tại sao lại điều chỉnh với mức như đã thông báo, ví dụ như xăng là 1.430đ/lít. Qua tính toán và theo công thức tính giá cơ sở tại Thông tư 234, với lần điều chỉnh này, dừng sử dụng quỹ bình ổn vì quỹ bình ổn đã hết. Tính toán đủ chi phí của xăng dầu thì kết quả là giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành, cụ thể với mặt hàng xăng là 1.430 đồng/lít, dầu diezel là 362đ/lít, dầu hỏa 480đ/lít, dầu mazut 807đ/kg. Đấy chính là chênh lệch giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành trước thời điểm 20 giờ ngày 28/3. Liên bộ đã quyết định đề xuất phương án là điều chỉnh giá đúng bằng chênh lệch giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại thanh trì Về thuế nhập khẩu có tính đến hay không khi điều chỉnh lần này, Thứ trưởng khẳng định, Liên Bộ đã tính toán với thuế nhập khẩu hiện hành đối với xăng là 12%, dầu diezel 8%, dầu hỏa và dầu mazut 10%, thì xuất thuế nhập khẩu này so với barem thuế đang thấp hơn, theo quy định là đối với giá xăng dầu như hiện nay thì Nhà nước có khả năng áp thuế đến 20%.

Thứ trưởng cũng khẳng định, trong quá trình điều hành giá xăng dầu và quản lý quỹ bình ổn giá, Liên Bộ Tài chính-Công Thương luôn đảm bảo tính công khai, minh bạch. Tuy nhiên Liên Bộ ghi nhận các ý kiến phản ảnh và trong thời gian tới sẽ làm sao công khai, minh bạch hơn nữa để các cơ quan báo chí và nhân dân giám sát, đóng góp ý kiến để việc điều hành giá xăng dầu và quản lý quỹ bình ổn giá được sát hơn.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Theo mof

[Read More...]


Xăng dầu và "gáo nước lạnh"



Bất bình nhưng vẫn phải cam chịu và chấp nhận là những tâm trạng chung của các doanh nghiệp (DN) khi chia sẻ với Thời báo Kinh Doanh về việc giá xăng dầu đột ngột tăng vào cuối tuần trước. Cũng bởi, dù có không ít kỳ vọng trước đó được đưa ra về việc giảm giá, thì quyết định tăng giá đột ngột với mức cao nhất từ trước đến nay đã làm cho người tiêu dùng và DN choáng váng.

Giá xăng bán lẻ đã được điều chỉnh tăng thêm 1.430 đồng/lít, lên mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay, với 24.580 đồng/lít. Giá của các mặt hàng khác như diesel, dầu hỏa hay dầu mazut cũng được điều chỉnh tăng. Với mức tăng khá cao như vậy, việc điều chỉnh lần này được xem là "mạnh tay" và tạo nên tác động gây "sốc" đối với thị trường do quá đột ngột.

Nguy cơ kép

Đơn vị chịu tác động mạnh nhất đến việc tăng giá lần này là các DN vận tải. Chia sẻ với tâm trạng khá căng thẳng và bức bối, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cho biết từ sau lần điều chỉnh tăng giá xăng, Hiệp hội và các DN trong ngành đang theo dõi sát sao diễn biến thị trường. Bởi trong điều kiện nhu cầu vận chuyển đang giảm mạnh, nên sẽ không dễ dàng điều chỉnh tăng giá do các DN đang phải cạnh tranh gay gắt để giành thị phần. Tuy nhiên, trước nguy cơ thua lỗ kéo dài, việc tăng giá cước vận chuyển sẽ là tất yếu.

"Xăng dầu vốn chiếm đến 45% chi phí giá thành, nên giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào. Đặc biệt, nếu như những lần trước chỉ tăng ở mức thấp thì lần này, giá tăng ở mức quá cao, vừa tạo nên cú "sốc", vừa là sức ép với DN vận tải trong việc điều chỉnh giá cước. Do đó, giá cước sẽ phải điều chỉnh tăng ở mức tương ứng trong thời gian ngắn sắp tới là chắc chắn", ông Thanh nói.

Thực tế này được ông Nguyễn Việt Anh - Chủ nhiệm Hợp tác xã Vận tải Bắc Nam (đơn vị vận tải hàng hóa), cho biết do kinh tế khó khăn đã làm cho nhu cầu vận chuyển hàng giảm mạnh, chỉ bằng 60 - 70% so với các năm trước. Do đó, việc giá xăng dầu tăng cao sẽ càng tạo thêm áp lực không chỉ với DN trong ngành vận tải, mà cả các DN sản xuất, phân phối cũng chịu tác động.

Cho rằng điều chỉnh tăng giá cước từ khoảng 5 - 10% là tất yếu, nhưng ông Anh lo ngại trong bối cảnh chi phí giá đầu vào đều tăng cao, nếu giá vận tải tiếp tục điều chỉnh tăng thì việc các đối tác "cắt" hợp đồng sẽ là nguy cơ thường trực.

Trong khi ngành vận tải đang khá "căng thẳng" trước áp lực tác động dây chuyền của việc tăng giá xăng dầu, thì một số ngành ít chịu tác động của giá xăng dầu cũng "đứng ngồi không yên", điển hình là các ngành sử dụng nhiều điện năng.

Ông Đào Duy Kha - Phó Tổng Giám đốc Công ty Nhựa Việt Nam, cho biết xăng dầu chỉ tác động đến khâu phân phối, vận chuyển hàng, nên chi phí giá chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên, ông Kha lại tỏ ra lo ngại về một "nguy cơ kép" khi giá dầu cũng được điều chỉnh tăng sẽ tạo tiền đề cho việc tăng giá điện. Các nhà máy điện ở miền Nam đang đứng trước khả năng rất lớn phải chạy dầu để đảm bảo điện cho mùa khô. Do đó, nếu giá dầu tăng thì các đơn vị cung cấp điện càng có thêm "lý" để tăng giá điện. Điều này sẽ tạo nên áp lực ngày càng lớn cho các DN trong ngành sử dụng nhiều điện năng, như: nhựa, thép..., bởi giá điện vốn chiếm đến 5% trong chi phí giá thành.

Suy giảm niềm tin?

Không chỉ lo ngại về một mặt bằng giá mới sẽ được xác lập làm tác động lên chi phí giá thành, các DN còn chia sẻ rằng quyết định tăng giá xăng dầu đưa ra ngay sau quyết định điều chỉnh hạ lãi suất đã làm cho niềm tin của DN, dù mới được "nhen nhóm" trở lại bị dập tắt.

Ông Đoàn Trọng Lý - Chủ tịch HĐQT Công ty Chăn nuôi Chế biến và Xuất nhập khẩu (Apocimex) cho rằng chính sách giá xăng dầu điều hành theo cơ chế thị trường, nên việc tăng giảm là tất yếu. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh lạm phát đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ quay trở lại, DN sản xuất - kinh doanh đang gặp rất nhiều khó khăn, thì việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu quá đột ngột và quá cao sẽ là cú "sốc" với DN.

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Trọng Kiên - Phó TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn, cho biết do tín hiệu thị trường xây dựng - bất động sản chưa thực sự có nhiều khởi sắc, nên trong đầu năm nay, DN này mới chỉ khởi động với 50% công suất. Do đó, việc giá xăng dầu tăng quá cao và quá nhanh trong bối cảnh DN mới chỉ bắt đầu hồi sức trở lại cho một mùa kinh doanh mới, đã thực sự là cú "sốc". Bởi theo ông Kiên, việc tăng giá xăng dầu lần này có thể chưa tác động ngay đến việc điều chỉnh tăng giá các mặt hàng khác, nhưng sẽ là hệ lụy lâu dài với DN và người tiêu dùng.

Niềm tin của DN đang giảm dần là một thực tế. Cũng bởi mỗi chính sách được đưa ra trong thời điểm hiện nay đều có tác động lớn đến tâm lý và là quyết định "sống còn" đến "sức khỏe" của DN. Khi chia sẻ với Thời báo Kinh Doanh, lãnh đạo một DN đã "không thể hiểu nổi" chính sách điều hành khi chủ trương thì cho rằng sẽ đặc biệt thận trọng trong điều hành giá để hạn chế tác động lớn đến lạm phát và DN, nhưng trong hành động thì lại quyết định tăng giá xăng dầu đột ngột với mức cao kỷ lục.

Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra vào cuối tuần trước, câu chuyện tăng giá xăng dầu là chủ đề "nóng". Với những lý do của việc tăng giá xăng dầu được đưa ra trước đó là Quỹ bình ổn đã hết, tình trạng buôn lậu diễn biến phức tạp và giá bán đang thấp hơn giá cơ sở, đã có không ít mong chờ về những lý giải thuyết phục hơn cho câu chuyện này.

Tuy nhiên, dù thừa nhận Quỹ bình ổn xăng dầu chưa được công khai, minh bạch và "hứa" sẽ công khai Quỹ này, nhưng kỳ vọng về việc giảm thuế để giảm giá xăng dầu dù đã được "tính" tới để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, xem ra vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ...
----------------------------------------------

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Tính tới phương án giảm thuế

Bà Vũ Thị Mai - Thứ trưởng Bộ Tài chính
------------------------------------
Khi đề xuất bất kỳ phương án nào về điều hành giá xăng dầu cũng đã tính toán rất kỹ đến lợi ích của người dân, Nhà nước và DN. Liên Bộ Tài chính – Công Thương đã tính đến thuế nhập khẩu khi điều chỉnh lần này. Với thuế nhập khẩu hiện hành đối với xăng là 12%, dầu diesel 8%, dầu hỏa và dầu mazut 10%, thì so với barem thuế đang thấp hơn. Theo quy định là đối với giá xăng dầu như hiện nay thì Nhà nước có khả năng áp thuế đến 20%. Riêng về việc Quỹ bình ổn giá chưa được công khai và mong muốn điều hành minh bạch, công khai, chúng tôi xin ghi nhận ý kiến này và trong thời gian tới sẽ làm sao công khai, minh bạch để các cơ quan báo chí và nhân dân giám sát, đóng góp ý kiến để việc điều hành giá xăng dầu được sát hơn.

Duy trì mức ổn định

Ông Nguyễn Trọng Kiên - Phó TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn
------------------------------------
Chúng tôi cũng không mong đợi nhiều về việc minh bạch hay công khai các số liệu liên quan đến xăng dầu. Bởi đó không phải là điều quan tâm lớn nhất của DN và người dân, vì có thể có những số liệu không đúng sẽ được đưa ra. Điều mà DN cần nhất là Chính phủ điều hành làm sao để giá các mặt hàng này duy trì mức ổn định, tránh tạo cú "sốc".

Có thể chia nhỏ mức tăng

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận 3 Ông Đoàn Trọng Lý - Chủ tịch HĐQTCông ty Apocimex
------------------------------------
Mức tăng quá cao lên đến trên 5% so với trước đây là áp lực lớn với DN. Tăng giảm là tất yếu theo thị trường, nhưng cần điều hành làm sao để có mức tăng hợp lý, có thể chia nhỏ mức tăng để tránh cú "sốc" cho DN.

Cần có cơ quan kiểm toán độc lập

Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam
------------------------------------
Những lý giải tăng giá xăng dầu vừa qua đưa ra không đủ sức thuyết phục. Cách điều hành đang mang tính giật cục. Do đó, cần có cơ quan kiểm toán độc lập về vấn đề này. Việc tăng như vậy làm các DN thêm nản và nguy cơ lạm phát tăng là rất cao.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Theo thoibaokinhdoanh

[Read More...]


Một vài ngân hàng đã và sắp thu phí ATM



Hiện 8 ngân hàng có phương án thu phí giao dịch ATM rút tiền nội mạng; trong đó 5 ngân hàng đã áp dụng.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đến nay, có 35 tổ chức phát hành thẻ chưa thu phí giao dịch ATM rút tiền nội mạng do các tổ chức này có lượng thẻ phát hành và lượng máy ATM sở hữu chưa nhiều nên chưa mất nhiều chi phí đầu tư cho hạ tầng và duy trì dịch vụ ATM.

Hiện có 8 ngân hàng có chính sách thu phí giao dịch ATM rút tiền nội mạng gồm BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank, Sacombank, SeABank, LienVietPost Bank và WesternBank. Trong 8 ngân hàng trên, Vietcombank, Sacombank, SeABank, LienVietPost và WesternBank đã áp dụng thu phí; 3 ngân hàng còn lại dự kiến thu phí nhưng đang áp dụng khuyến mại nhân dịp 30-4 hoặc chưa chốt thời điểm áp dụng là BIDV, Agribank và Vietinbank. Phần lớn các ngân hàng trên đều có số lượng thẻ phát hành lớn, chiếm tới 70% số lượng thẻ ghi nợ nội địa toàn thị trường và sở hữu lượng máy ATM chiếm 57% tổng số máy trên toàn thị trường.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh
“Nhìn chung, những tổ chức phát hành này đã mất nhiều chi phí cho đầu tư hạ tầng và duy trì dịch vụ ATM trong những năm qua nên có nhu cầu thu phí giao dịch ATM nội mạng để bù đắp phần nào chi phí bỏ ra" - NHNN nhận định.

Đối với 3 tổ chức phát hành thẻ là VietBank, KienLongBank và Quỹ Tín dụng Nhân dân TW do mới lưu hành thẻ ghi nợ nội địa nên chưa xây dựng biểu phí cụ thể cho sản phẩm này.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại tây hồ Cũng liên quan đến vấn đề thu phí ATM, NHNN cho biết, đã có 4/46 tổ chức phát hành thẻ có chính sách thu phí rút tiền ATM nội mạng như Vietcombank, Agribank... đề ra những chính sách cụ thể về phân loại đối tượng khách hàng và hỗ trợ cho người lao động có thu nhập thấp, sinh viên nghèo... Những tổ chức phát hành thẻ này đều có quy mô lớn với lượng thẻ ghi nợ nội địa chiếm 45% tổng số thẻ toàn thị trường và sở hữu lượng máy ATM chiếm tới 38% tổng số máy ATM tại Việt Nam, qua đó giúp một bộ phận không nhỏ những đối tượng khách hàng nêu trên được hưởng những lợi ích, cụ thể, thiết thực, tránh bị ảnh hưởng bởi việc thu phí rút tiền ATM nội mạng.

Các tổ chức phát hành thẻ khác mặc dù chưa nêu ra chính sách, biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với nhóm đối tượng trên nhưng qua việc chưa áp dụng thu phí giao dịch ATM rút tiền nội mạng cũng đã cho thấy họ hưởng ứng chủ trương trên.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Theo hanoimoi
[Read More...]


Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán cho năm tài chính 2014



Ngày 06/12/2012, Bộ Tài Chính ra Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.

Thông tư này ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán mới áp dụng kể từ ngày 1/1/2014, bao gồm:

1. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1- Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1).

2. Chuẩn mực số 200 – Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh 3. Chuẩn mực số 210- Hợp đồng kiểm toán.

4. Chuẩn mực số 220- Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính.

5. Chuẩn mực số 230- Tài liệu, hồ sơ kiểm toán.

6. Chuẩn mực số 240- Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Đối với các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính và các công việc kiểm toán khác được thực hiện trước ngày 01/01/2014 mà đến ngày 01/01/2014 trở đi mới phát hành báo cáo kiểm toán thì phải áp dụng hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành theo Thông tư này.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hoàn kiếm Các chuẩn mực kiểm toán số 1000 “Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành”, Chuẩn mực kiểm toán số 930 “Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính” ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán số 910 “Công tác soát xét báo cáo tài chính”, Chuẩn mực kiểm toán số 920 “Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước” ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi có chuẩn mực mới thay thế.

Xem toàn bộ thông tư và tải về tại đây.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Theo Webketoan


[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page