Xăng dầu và "gáo nước lạnh"



Bất bình nhưng vẫn phải cam chịu và chấp nhận là những tâm trạng chung của các doanh nghiệp (DN) khi chia sẻ với Thời báo Kinh Doanh về việc giá xăng dầu đột ngột tăng vào cuối tuần trước. Cũng bởi, dù có không ít kỳ vọng trước đó được đưa ra về việc giảm giá, thì quyết định tăng giá đột ngột với mức cao nhất từ trước đến nay đã làm cho người tiêu dùng và DN choáng váng.

Giá xăng bán lẻ đã được điều chỉnh tăng thêm 1.430 đồng/lít, lên mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay, với 24.580 đồng/lít. Giá của các mặt hàng khác như diesel, dầu hỏa hay dầu mazut cũng được điều chỉnh tăng. Với mức tăng khá cao như vậy, việc điều chỉnh lần này được xem là "mạnh tay" và tạo nên tác động gây "sốc" đối với thị trường do quá đột ngột.

Nguy cơ kép

Đơn vị chịu tác động mạnh nhất đến việc tăng giá lần này là các DN vận tải. Chia sẻ với tâm trạng khá căng thẳng và bức bối, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cho biết từ sau lần điều chỉnh tăng giá xăng, Hiệp hội và các DN trong ngành đang theo dõi sát sao diễn biến thị trường. Bởi trong điều kiện nhu cầu vận chuyển đang giảm mạnh, nên sẽ không dễ dàng điều chỉnh tăng giá do các DN đang phải cạnh tranh gay gắt để giành thị phần. Tuy nhiên, trước nguy cơ thua lỗ kéo dài, việc tăng giá cước vận chuyển sẽ là tất yếu.

"Xăng dầu vốn chiếm đến 45% chi phí giá thành, nên giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào. Đặc biệt, nếu như những lần trước chỉ tăng ở mức thấp thì lần này, giá tăng ở mức quá cao, vừa tạo nên cú "sốc", vừa là sức ép với DN vận tải trong việc điều chỉnh giá cước. Do đó, giá cước sẽ phải điều chỉnh tăng ở mức tương ứng trong thời gian ngắn sắp tới là chắc chắn", ông Thanh nói.

Thực tế này được ông Nguyễn Việt Anh - Chủ nhiệm Hợp tác xã Vận tải Bắc Nam (đơn vị vận tải hàng hóa), cho biết do kinh tế khó khăn đã làm cho nhu cầu vận chuyển hàng giảm mạnh, chỉ bằng 60 - 70% so với các năm trước. Do đó, việc giá xăng dầu tăng cao sẽ càng tạo thêm áp lực không chỉ với DN trong ngành vận tải, mà cả các DN sản xuất, phân phối cũng chịu tác động.

Cho rằng điều chỉnh tăng giá cước từ khoảng 5 - 10% là tất yếu, nhưng ông Anh lo ngại trong bối cảnh chi phí giá đầu vào đều tăng cao, nếu giá vận tải tiếp tục điều chỉnh tăng thì việc các đối tác "cắt" hợp đồng sẽ là nguy cơ thường trực.

Trong khi ngành vận tải đang khá "căng thẳng" trước áp lực tác động dây chuyền của việc tăng giá xăng dầu, thì một số ngành ít chịu tác động của giá xăng dầu cũng "đứng ngồi không yên", điển hình là các ngành sử dụng nhiều điện năng.

Ông Đào Duy Kha - Phó Tổng Giám đốc Công ty Nhựa Việt Nam, cho biết xăng dầu chỉ tác động đến khâu phân phối, vận chuyển hàng, nên chi phí giá chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên, ông Kha lại tỏ ra lo ngại về một "nguy cơ kép" khi giá dầu cũng được điều chỉnh tăng sẽ tạo tiền đề cho việc tăng giá điện. Các nhà máy điện ở miền Nam đang đứng trước khả năng rất lớn phải chạy dầu để đảm bảo điện cho mùa khô. Do đó, nếu giá dầu tăng thì các đơn vị cung cấp điện càng có thêm "lý" để tăng giá điện. Điều này sẽ tạo nên áp lực ngày càng lớn cho các DN trong ngành sử dụng nhiều điện năng, như: nhựa, thép..., bởi giá điện vốn chiếm đến 5% trong chi phí giá thành.

Suy giảm niềm tin?

Không chỉ lo ngại về một mặt bằng giá mới sẽ được xác lập làm tác động lên chi phí giá thành, các DN còn chia sẻ rằng quyết định tăng giá xăng dầu đưa ra ngay sau quyết định điều chỉnh hạ lãi suất đã làm cho niềm tin của DN, dù mới được "nhen nhóm" trở lại bị dập tắt.

Ông Đoàn Trọng Lý - Chủ tịch HĐQT Công ty Chăn nuôi Chế biến và Xuất nhập khẩu (Apocimex) cho rằng chính sách giá xăng dầu điều hành theo cơ chế thị trường, nên việc tăng giảm là tất yếu. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh lạm phát đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ quay trở lại, DN sản xuất - kinh doanh đang gặp rất nhiều khó khăn, thì việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu quá đột ngột và quá cao sẽ là cú "sốc" với DN.

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Trọng Kiên - Phó TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn, cho biết do tín hiệu thị trường xây dựng - bất động sản chưa thực sự có nhiều khởi sắc, nên trong đầu năm nay, DN này mới chỉ khởi động với 50% công suất. Do đó, việc giá xăng dầu tăng quá cao và quá nhanh trong bối cảnh DN mới chỉ bắt đầu hồi sức trở lại cho một mùa kinh doanh mới, đã thực sự là cú "sốc". Bởi theo ông Kiên, việc tăng giá xăng dầu lần này có thể chưa tác động ngay đến việc điều chỉnh tăng giá các mặt hàng khác, nhưng sẽ là hệ lụy lâu dài với DN và người tiêu dùng.

Niềm tin của DN đang giảm dần là một thực tế. Cũng bởi mỗi chính sách được đưa ra trong thời điểm hiện nay đều có tác động lớn đến tâm lý và là quyết định "sống còn" đến "sức khỏe" của DN. Khi chia sẻ với Thời báo Kinh Doanh, lãnh đạo một DN đã "không thể hiểu nổi" chính sách điều hành khi chủ trương thì cho rằng sẽ đặc biệt thận trọng trong điều hành giá để hạn chế tác động lớn đến lạm phát và DN, nhưng trong hành động thì lại quyết định tăng giá xăng dầu đột ngột với mức cao kỷ lục.

Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra vào cuối tuần trước, câu chuyện tăng giá xăng dầu là chủ đề "nóng". Với những lý do của việc tăng giá xăng dầu được đưa ra trước đó là Quỹ bình ổn đã hết, tình trạng buôn lậu diễn biến phức tạp và giá bán đang thấp hơn giá cơ sở, đã có không ít mong chờ về những lý giải thuyết phục hơn cho câu chuyện này.

Tuy nhiên, dù thừa nhận Quỹ bình ổn xăng dầu chưa được công khai, minh bạch và "hứa" sẽ công khai Quỹ này, nhưng kỳ vọng về việc giảm thuế để giảm giá xăng dầu dù đã được "tính" tới để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, xem ra vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ...
----------------------------------------------

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Tính tới phương án giảm thuế

Bà Vũ Thị Mai - Thứ trưởng Bộ Tài chính
------------------------------------
Khi đề xuất bất kỳ phương án nào về điều hành giá xăng dầu cũng đã tính toán rất kỹ đến lợi ích của người dân, Nhà nước và DN. Liên Bộ Tài chính – Công Thương đã tính đến thuế nhập khẩu khi điều chỉnh lần này. Với thuế nhập khẩu hiện hành đối với xăng là 12%, dầu diesel 8%, dầu hỏa và dầu mazut 10%, thì so với barem thuế đang thấp hơn. Theo quy định là đối với giá xăng dầu như hiện nay thì Nhà nước có khả năng áp thuế đến 20%. Riêng về việc Quỹ bình ổn giá chưa được công khai và mong muốn điều hành minh bạch, công khai, chúng tôi xin ghi nhận ý kiến này và trong thời gian tới sẽ làm sao công khai, minh bạch để các cơ quan báo chí và nhân dân giám sát, đóng góp ý kiến để việc điều hành giá xăng dầu được sát hơn.

Duy trì mức ổn định

Ông Nguyễn Trọng Kiên - Phó TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn
------------------------------------
Chúng tôi cũng không mong đợi nhiều về việc minh bạch hay công khai các số liệu liên quan đến xăng dầu. Bởi đó không phải là điều quan tâm lớn nhất của DN và người dân, vì có thể có những số liệu không đúng sẽ được đưa ra. Điều mà DN cần nhất là Chính phủ điều hành làm sao để giá các mặt hàng này duy trì mức ổn định, tránh tạo cú "sốc".

Có thể chia nhỏ mức tăng

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận 3 Ông Đoàn Trọng Lý - Chủ tịch HĐQTCông ty Apocimex
------------------------------------
Mức tăng quá cao lên đến trên 5% so với trước đây là áp lực lớn với DN. Tăng giảm là tất yếu theo thị trường, nhưng cần điều hành làm sao để có mức tăng hợp lý, có thể chia nhỏ mức tăng để tránh cú "sốc" cho DN.

Cần có cơ quan kiểm toán độc lập

Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam
------------------------------------
Những lý giải tăng giá xăng dầu vừa qua đưa ra không đủ sức thuyết phục. Cách điều hành đang mang tính giật cục. Do đó, cần có cơ quan kiểm toán độc lập về vấn đề này. Việc tăng như vậy làm các DN thêm nản và nguy cơ lạm phát tăng là rất cao.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Theo thoibaokinhdoanh



Responses

0 Respones to "Xăng dầu và "gáo nước lạnh""

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page