Vẫn nóng chuyện lãi suất và tồn kho



Lãi suất vẫn ở mức cao và khó tiếp cận, trong khi hàng tồn kho tiếp tục là nỗi "ám ảnh" với nhiều doanh nghiệp. Tại Hội nghị Doanh nghiệp được tổ chức lần này, UBND Tp.Hà Nội đã bày tỏ rõ quyết tâm sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để lắng nghe và tháo gỡ mọi vướng mắc. Mặc dù nhiều doanh nghiệp vẫn xác định phải "tự bơi", nhưng cũng có không ít hy vọng được nhóm lên khi thành phố cho biết sẽ thành lập tổ công tác Ban chỉ đạo và đường dây nóng về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vào tháng 4 tới.

"Niềm tin của doanh nghiệp đang bị giảm sút nghiêm trọng" là chia sẻ của ông Trần Anh Vương, Tổng Giám đốc Công ty CP Thép Bắc Việt, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội. Cũng bởi, trong khi đầu ra đang bế tắc thì chi phí đầu vào gia tăng, lãi suất vẫn ở mức cao và việc tiếp cận vốn còn nhiều khó khăn.

Sa lầy vào nợ ngân hàng

Là người hoạt động trong ngành ngân hàng, nhưng ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) khi chia sẻ với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, cũng phải thừa nhận, việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vẫn đang là vấn đề nan giải do doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo. Lãi suất cho vay hiện cũng chưa giảm tới mức mong đợi của doanh nghiệp. "Theo quy định, ngân hàng nào cũng đòi tài sản đảm bảo nhưng doanh nghiệp đã vừa và nhỏ thì làm gì có tài sản để thế chấp. Bài toán này đã đưa ra từ lâu rồi nhưng vẫn chưa có giải pháp nào", ông Hiển cho biết.

Khá bức xúc với vấn đề lãi suất, ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chăn nuôi chế biến và Xuất nhập khẩu (Aprocimex), chỉ ra thực trạng: "Nhiều doanh nghiệp đang lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, cực kỳ khó khăn và gay go do sa lầy vào nợ ngân hàng không trả được, tài sản đảm bảo cũng nằm ở ngân hàng".

Bởi theo vị giám đốc này, lãi suất cho vay tăng cao trong thời gian dài đã làm cho doanh nghiệp ngày càng khó và kiệt quệ. Do đó, mặc dù hiện lãi suất đã giảm nhưng so với các nước chỉ ở mức 4 - 5%, và so với sức chịu đựng của doanh nghiệp, thì vẫn còn quá cao.

Đại diện của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội thì cho biết, nỗi lo của nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội hiện không chỉ là tồn kho cao mà cả tồn kho thấp còn đáng "lo ngại hơn". Cũng bởi, tồn kho thấp là khi doanh nghiệp đã bán gần hết hàng nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ, nên không còn tài sản đảm bảo.
Do vậy, ông Vương cho rằng bên cạnh khoản nợ xấu giữa doanh nghiệp với ngân hàng vốn rất được dư luận quan tâm, còn những khoản nợ đáng lo ngại hơn lại không được thống kê, đó là nợ giữa Chính phủ và doanh nghiệp qua các công trình xây dựng cơ bản; và khoản nợ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong kinh doanh.

Chưa vơi hết nỗi khó khăn, nhiều chính sách đưa ra lại càng tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Ông Vương dẫn ra trường hợp có doanh nghiệp thuê đất với mức giá trước đây là 20 triệu đồng/ha, đến năm 2012 là 800 triệu đồng/ha, tăng gấp 40 lần, đã làm cho doanh nghiệp điêu đứng.

Đại diện của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Tổng Giám đốc Vũ Thanh Sơn, cũng cho biết cùng với áp lực trả lãi vay, việc phải chịu thêm 125 tỷ đồng tiền thuê đất hằng năm đã làm cho doanh nghiệp thêm khó khăn.

Lo độ trễ chính sách

Đã có không ít chính sách được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít lãnh đạo các doanh nghiệp đều tỏ ra khá lo ngại về "độ trễ" của chính sách. Theo ông Lý, những chính sách được ban hành đều không sai về chủ trương, hay câu chữ, nhưng việc chính sách ấy có đi vào cuộc sống hay không thì còn nhiều điều phải bàn.

Cùng quan điểm trên, ông Hiển cho rằng Chính phủ đã rất quan tâm đến tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi đưa ra các chính sách và giải pháp. Tuy nhiên, tính hiệu quả triển khai xuống doanh nghiệp vẫn có khoảng cách khi chưa tạo được sự gắn kết kịp thời với cuộc sống.

Không bàn nhiều về độ trễ của chính sách, ông Vương cho rằng trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp phải "tự thân vận động" là chính khi các chính sách đưa ra là đúng, nhưng lại không "trúng" đối tượng hỗ trợ.

Dẫn chứng từ thực tế, vị lãnh đạo này cho hay nếu "chiếu" theo đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% cho các doanh nghiệp dưới 200 lao động, có doanh thu dưới 20 tỷ đồng, thì những doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản, doanh nghiệp xuất khẩu có trên 300 lao động vốn là đối tượng khó khăn nhất, sẽ không thuộc diện hỗ trợ.

"Nhiều doanh nghiệp chia sẻ với tôi rằng nếu quy định như vậy thì chỉ những công ty lớn như Samsung, Canon đang phát triển rất tốt, mới đáp ứng đủ hai điều kiện trên để được hỗ trợ", ông Vương nói.

Khá nản lòng với nhiều kiến nghị đã được đưa ra nhưng vẫn chưa được ghi nhận và thực hiện, nhiều doanh nghiệp trong Hội nghị này đã đưa ra một đề xuất khá ngắn gọn nhưng khá "lạ". Đó là mong mỏi những kiến nghị trước đó sẽ được các cấp ngành thực sự lắng nghe, đánh giá lại hiệu quả thực hiện.
Còn trong điều kiện như hiện nay, dù không ít chính sách đã đưa ra, nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết sẽ chỉ trông vào nội lực bản thân để tự vượt qua khó khăn.

Sẽ có đối thoại chuyên sâu, thẳng thắn

Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội

Chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội bị giảm 15 bậc. Đây là kết quả đáng buồn. Rõ ràng doanh nghiệp đã "chê" Hà Nội và các ngành, địa phương Hà Nội cần nhìn thẳng vấn đề để giải quyết. Một trong các biện pháp là đối thoại. Hà Nội sẽ thành lập Ban chỉ đạo giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp và sẽ họp 3 tháng/lần. Ban chỉ đạo sẽ mời cả lãnh đạo các hiệp hội, ngành nghề và sẽ tổ chức những phiên đối thoại chuyên sâu, thậm chí tập trung giải quyết những trường hợp cá biệt.

Các Sở, ban ngành trên địa bàn phải bám sát khó khăn của doanh nghiệp, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp không để chính sách đến quá trễ khiến doanh nghiệp khó càng thêm khó. Thành phố sẽ tiếp tục duy trì gói 300 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Ngoài ra, thành phố cũng sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách hoãn, giãn thuế, giúp doanh nghiệp bớt chi phí, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

Kiến nghị trực tiếp lên NHNN

Bà Nguyễn Thị Mai Sương - Giám đốc NHNNChi nhánh thành phố Hà Nội

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Ngân hàng nhận chỉ đạo từ phía Nhà nước là hỗ trợ tích cực"cứu" doanh nghiệp nhưng hệ thống ngân hàng cũng phải tự lo trang trải cho đơn vị mình trước. Việc điều chỉnh tỷ giá phải cân đối với cán cân xuất nhập khẩu, cán cân thương mại cũng như mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội sẽ có trách nhiệm tham mưu, báo cáo Chính phủ và đưa ra chính sách hợp lý về vấn đề này.

Hiện ngân hàng vẫn chưa nhận được ý kiến chính thức của doanh nghiệp nào đủ điều kiện vay vốn nhưng không được vay. Nếu doanh nghiệp nào đã đủ điều kiện vay nhưng không được ngân hàng đáp ứng, doanh nghiệp gửi trực tiếp kiến nghị lên lãnh đạo Chi nhánh NHNN Hà Nội để giải quyết.

DN cần phản ánh nhũng nhiễu

Phi Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Thuế

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hải phòng Trong khi thực hiện nghĩa vụ với cơ quan thuế nếu gặp phiền hà nhũng nhiễu, nhất là về thủ tục hành chính, đe nghị doanh nghiệp phản ánh kịp thời đến các số điện thoại nóng tại cục thuế, cơ quan thuế các quận, huyện. Đồng thời, trong quá trình hoàn thuế, thanh tra, kiểm tra của lực lượng chức năng, các doanh nghiệp tuyệt đối không nên có động thái về "tiêu cực phí", nếu không, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về hậu quả. Thực tế, thời gian gần đây, đã có trường hợp doanh nghiệp khai khống về tồn kho hàng hóa, câu kết với cán bộ thuế, ngân hàng để được vay vốn.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Theo thoibaokinhdoanh


Responses

0 Respones to "Vẫn nóng chuyện lãi suất và tồn kho"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page