Vai trò của thông tin kế toán trong công tác quản lý




Kế toán doanh nghiệp (DN) có vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý và điều hành DN, là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh tế và điều hành của chủ DN cũng như đối với các đối tượng liên quan như các cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác làm ăn, các Nhà đầu tư,… Cùng với sự phát triển của đất nước và mục tiêu quản lý từng thời kỳ thì mức độ cần thông tin kế toán cùng thời kỳ cũng khác nhau, sự biểu hiện cũng khác nhau. Hệ thống Kế toán Việt Nam đã có những thành công rõ nét với đầy đủ cơ sở pháp lý từ Luật Kế toán, các Nghị định hướng dẫn Luật Kế toán, Hệ thống Chuẩn mực Kế toán và các thông tư hướng dẫn Chuẩn mực Kế toán; Chế độ Kế toán các loại hình DN. Vậy, làm thế nào để thông tin kế toán đáp ứng được yêu cầu là nội dung cơ bản của bài viết này.



Thứ nhất, yêu cầu cơ bản về thông tin kế toán

Một số yêu cầu cơ bản của thông tin kế toán hiện nay có thể liệt kê đó là:

Trung thực, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Khách quan, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định Đầy đủ, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

Kịp thời, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

Dễ hiểu, các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính (BCTC) phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh.

Có thể so sánh, các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một DN và giữa các DN chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các DN hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.

Thứ hai, cơ sở hình thành thông tin kế toán

Để hình thành được thông tin kế toán cần phải thông qua toàn bộ quy trình kế toán từ khâu thu thập thông tin ban đầu, đến khâu xử lý rồi phân tích và cung cấp thông tin kế toán.
Thu thập thông tin kế toán đó là việc ghi nhận ban đầu các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thông qua phương pháp chứng từ kế toán (biểu hiện là các bản chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ kế toán). Với khâu này, toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh ban đầu được ghi nhận vào các bản chứng từ một cách trung thực, hợp lý, đầy đủ nhằm làm cơ sở nền tảng cho các khâu tiếp theo của quá trình kế toán.

Xử lý thông tin kế toán, đó là thông qua những thông tin ban đầu, sẽ tiếp tục được phân loại, sắp xếp, xử lý, hệ thống hóa thông qua các phương pháp kế toán như phương pháp Tài khoản kế toán và phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp - cân đối nhằm mục tiêu có được những thông tin phù hợp để ghi nhận vào các loại sổ kế toán, các báo cáo liên quan. Tại khâu này, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã được xử lý phù hợp và ghi nhận, nhưng vẫn chưa cung cấp được các thông tin một cách toàn diện mà cần phải tiếp tục tiến hành ở khâu tiếp theo.

Phân tích và cung cấp thông tin là từ những thông tin kế toán được ghi nhận sẽ tiếp tục được phân tích thông qua các phương pháp phân tích theo chiều dọc, phân tích theo chiều ngang, số tuyệt đối, số tương đối,... Nhằm có được những số liệu, những thông tin đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng liên quan. Ví dụ như, từ số liệu số dư Nợ tiền trên Bảng cân đối kế toán qua phương pháp phân tích sẽ chỉ cho người đọc BCTC biết được số tuyệt đối giữa số dư tiền kỳ này và số dư tiền kỳ trước, sẽ biết được mức độ tăng/giảm của số dư tiền, sẽ biết được nguyên nhân làm thay đổi số dư tiền,...

Thứ ba, hình thức biểu hiện của thông tin kế toán

Kế toán sử dụng các thước đo giá trị, thước đo hiện vật và thước đo thời gian. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là thước đo giá trị. Đối với kế toán tài chính thì cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên ngoài nên cần có giá trị pháp lý cao và theo khuôn mẫu nhất định về mặt trình bày, hình thức biểu hiện và thời gian; ngược lại, kế toán quản trị chủ yếu cung cấp thông tin cho chủ DN trong việc ứng xử và ra các quyết định kinh doanh, không mang tính chất bắt buộc nên có hình thức biểu hiện và báo cáo tức thì theo yêu cầu. Hơn nữa, kế toán quản trị sử dụng các số liệu quá khứ để từ đó định hướng dự báo tương lai, nên khuôn mẫu báo cáo cũng đa dạng nhằm mục tiêu đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin của chủ DN

Thứ tư, đánh giá chất lượng của thông tin kế toán

Để đánh giá chất lượng thông tin kế toán cung cấp tùy theo từng nhu cầu và mục tiêu nhất định, cũng như căn cứ vào các Báo cáo kế toán khác nhau mới đánh giá được chất lượng thông tin kế toán. Như thông qua BCTC sẽ biết được tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản; kết quả kinh doanh và mức độ chắc chắn về luồng tiền của  DN. Cụ thể:

Với Bảng CĐKT sẽ cung cấp các thông tin về tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của DN tại một thời điểm. Các chỉ tiêu phần tài sản phản ánh giá trị các loại vốn của DN hiện có đến thời điểm lập BCTC, cho phép đánh giá quy mô, kết cấu đầu tư vốn, năng lực và trình độ sử dụng vốn của DN, giúp DN xây dựng được một kết cấu vốn hợp lý nhất; Thể hiện các loại vốn cụ thể mà DN đang có quyền quản lý, quyền sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác, DN phải có trách nhiệm trong việc sử dụng lượng tài sản đó trong sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Phần Nguồn vốn thể hiện giá trị và quy mô các nguồn vốn mà DN đã, đang huy động sử dụng để đảm bảo cho lượng tài sản của DN trong sản xuất kinh doanh. Cho phép đánh giá được thực trạng tài chính, kết cấu của từng nguồn vốn được sử dụng trong hoạt động kinh doanh; Thể hiện quyền quản lý và sử dụng các loại nguồn vốn của DN trong đầu tư hình thành kết cấu tài sản. Mặt khác, DN phải có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn.

Với Báo cáo Kết quả HĐKD sẽ cung cấp các thông tin về thu nhập, chi phí, kết quả và nghĩa vụ thuế của DN trong một thời kỳ
Với Báo cáo LCTT cung cấp các thông tin về luồng tiền của DN và khả năng, mức độ chắc chắn tạo luồng tiền của DN trong một thời kỳ; kết cấu/tỷ trọng các luồng tiền được tạo ra trong DN.

Với Bản Thuyết minh BCTC sẽ cung cấp, bổ sung các thông tin minh họa, chi tiết hơn về Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo Lưu chuyển tiền tệ cũng như giải trình về việc tuân thủ chính sách kế toán và các thông tin khác liên quan đến DN.

Với các báo cáo quản trị sẽ giúp cho chủ DN biết được các kế hoạch trong tương lai, phục vụ kiểm soát chi phí trong quá trình sản xuất hoặc phục vụ cho việc lựa chọn phương án kinh doanh ngắn hạn, định giá bán sản phẩm, dự toán các BCTC,... Các báo cáo quản trị không có khuôn mẫu nhất định mà chủ yếu do kế toán DN dựa vào yêu cầu cung cấp thông tin, mục tiêu quản trị để đưa ra các báo cáo này.

Với thông tin về thuế và kế toán thuế, sẽ giúp cho chủ DN biết được tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước như thế nào cũng như việc vận dụng những quy định về chính sách tài chính, chính sách thuế để nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho DN. Hiện nay, liên quan đến các vấn đề thuế có pháp luật về quản lý thuế và pháp luật cụ thể các loại thuế. Mỗi loại thuế cụ thể, sẽ có những báo cáo nhất định phù hợp đáp ứng yêu cầu quản lý thuế.

Tùy từng quy mô, lĩnh vực hoạt động mà yêu cầu cung cấp thông tin cũng khác nhau, như đối với các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia thì đặc điểm yêu cầu cung cấp thông tin sẽ là:

dich vu thanh lap doanh nghiep tai huyen hoai duc
Thứ nhất, phản ánh được các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái: Hầu hết các hoạt động kinh doanh quốc tế liên quan đến việc đổi một đồng tiền này lấy đồng tiền khác để thực hiện thanh toán. Hành vi đó, luôn liên quan đến tỷ giá hối đoái. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái biến động theo thời gian, làm cho các luồng tiền trong thanh toán cũng thay đổi theo. Hậu quả là, số lượng nội tệ mà Cty cần phải trả để mua hàng nước ngoài có thể thay đổi, thậm chí ngay cả khi người cung cấp không hề điều chỉnh lại giá cả của chúng. Sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng có thể tác động đến nhu cầu nước ngoài đối với sản phẩm của Cty. Khi đồng tiền trong nước mạnh lên, sản phẩm được thể hiện bằng đồng tiền đó sẽ đắt hơn đối với người nước ngoài. Điều này, có thể dẫn đến sự suy giảm nhu cầu và từ đó mà làm giảm luồng tiền vào. Đối với các tập đoàn có chi nhánh ở nước ngoài, sự biến động tỷ giá hối đoái tác động tới giá trị của các luồng tiền chuyển từ Cty con tới Cty mẹ. Khi đồng tiền trong nước của Cty mẹ mạnh, số tiền được chuyển vô hình dung sẽ bị giảm đi so với số tiền tiêu dùng trong nước.

Thứ hai, tuân thủ quy định về chính sách kế toán tài chính của từng quốc gia có Cty: Với mạng lưới hoạt động rộng lớn ở nhiều nước, nên tại từng nước sở tại các Cty này đều phải tuân thủ các quy định về chính sách tài chính kế toán của nước bản địa. Đồng thời, để phục vụ cho mục tiêu chung của cả Tập đoàn xuyên quốc gia định kỳ phải gửi các báo cáo về Cty mẹ nhằm thực hiện kiểm soát cũng như phục vụ việc lập BCTC hợp nhất. Sự chuyển BCTC theo quy định của nước sở tại ảnh hưởng đến các chính sách kế toán, quy chế tài chính và các quy định khác,... Tuy nhiên, BCTC hợp nhất chỉ được thực hiện khi có sự đồng nhất về chính sách kế toán, kỳ kế toán,... Do đó, lại phải xuất điều chỉnh nhằm mục tiêu này. Để thực hiện được điều này, có thể các kế toán của Cty mẹ sẽ có chính sách cụ thể ban đầu nhằm phục vụ việc kiểm tra cũng như lập BCTC hợp nhất hoặc có thể phải thực hiện lập BCTC bổ sung nhằm hạn chế sự khác biệt.

Thứ ba, phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí giữa các Cty con và Cty mẹ: Thể hiện tính độc lập ở chỗ các Cty con chủ động đề ra các chính sách kinh doanh, chính sách kinh tế tài chính nhằm mục tiêu lợi nhuận của Cty con cũng như của cả Tập đoàn. Trong quá trình này phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tăng/giảm tài sản, tăng/giảm Nguồn vốn, ghi nhận doanh thu, ghi nhận chi phí,... Ngoài ra, tính phụ thuộc thể hiện Cty mẹ có quyền tham gia vào việc đề ra các chính sách tài chính và các hoạt động kinh tế nhằm thu được các lợi ích kinh tế chung của Tập đoàn xuyên quốc gia. Nên cần có sự phân bổ chi phí, doanh thu, lợi nhuận giữa Cty mẹ và các Cty con.

Thứ tư, mối quan hệ với các Cty liên doanh, Cty liên kết: Mối quan hệ với các Cty liên doanh, Cty liên kết là cần thiết khách quan trong các giao dịch để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Việc phản ánh các giao dịch với các Cty này tuân thủ đúng các quy định tuy phương pháp ghi nhận và phản ánh khác nhau. Và khi chuẩn bị trình bày, lập BCTC hợp nhất cũng là yêu cầu quan trọng bắt buộc.

Thứ năm, có nhiều đối tượng sử dụng thông tin kế toán với những quy chuẩn khác nhau: Cty mẹ đặt tại một nước và có nhiều Cty con, Cty liên doanh, Cty liên kết ở các nước khác nhau, nhưng khi cung cấp thông tin về BCTC hợp nhất của Tập đoàn xuyên quốc gia thì phải chuẩn hóa theo quy định nhất định và có thể khẳng định là những tiêu chuẩn đã được kế toán quốc tế nói chung thừa nhận rộng rãi, có giá trị pháp lý cao. Do đó, trong quá trình chuẩn bị trình bày và lập BCTC hợp nhất việc chuyển đổi theo quy định quốc tế là tất yếu và sẽ có những giao dịch trọng yếu.

Như vậy, để đưa ra quyết định kinh tế phục vụ công tác quản lý, điều hành DN cần thiết và tiên quyết phải dựa vào các thông tin kế toán, thông tin thuế của DN. Nhận thức được điều này, để từ đó các chủ DN hoạch định việc thu nhận - xử lý và phân tích, cung cấp thông tin kế toán đáp ứng được vai trò đối với từng DN.

dich vu thanh lap doanh nghiep tai huyen hoai duc
Ths. Cao Xuân Hợp
Theo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán
[Read More...]


Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thời vụ, thử việc, giao khoán



Hướng dẫn cách khấu trừ thuế và cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thời vụ, hợp đồng thử việc, không ký hợp đồng lao động, hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hợp đồng khoán việc:


Theo khoản i điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ tài chính quy định:

dich vu ke toan thue tron goi gia re tai tu liem
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC:

"c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác."

- Nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu 02/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

- Cá nhân làm cam kết phải đăng ký thuế và có MST tại thời điểm cam kết.

=> Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Như vậy:
- Đối với cá nhân ký hợp đồng DƯỚI 3 THÁNG nếu có Tổng thu nhập DƯỚI 2 TRIỆU đồng/lần thì khi chi trả lương, kế toán chỉ cần giữ lại CMND photo của NLĐ thôi, KHÔNG cần làm cam kết 02/CK-TNCN.

- Đối với cá nhân ký hợp đồng DƯỚI 3 THÁNG nếu có thu nhập TỪ 2 TRIỆU đồng/lần hoặc /tháng TRỞ LÊN thì khi chi trả lương, kế toán sẽ khấu trừ 10% thu nhập trước khi chi trả cho NLĐ,

=> Nếu không muốn khấu trừ 10% thì DN yêu cầu cá nhân làm bản cam kết 02/CK-TNCN.

Chú ý: Trường hợp được làm bản cam kết 02 đối với hợp đồng thời vụ, thử việc là cá nhân đó:
- Phải có MST Cá nhân tại thời điểm làm cam kết
- Có thu nhập duy nhất tại 1 nơi. (Nếu có thu nhập tại 2 nơi thì không được làm cam kết 02 mà phải khấu trừ 10%)
- Và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế
- Nếu các cá nhân ký hợp đồng dưới 3 tháng, trong năm dương lịch trước khi vào làm tại DN, nhưng đã đi làm ở 1 nơi khác và có thu nhập tại đó, đã có MST => Thì không được làm cam kết 02. Phải khấu trừ 10% (Nếu thu nhập từ 2tr trở lên)

lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai quang ninh
(Theo Công văn 53094/CT-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội ngày 12/8/2016)

Cách Tính thuế TNCN hợp đồng thử việc:
Theo Công văn 3421/CT-HTr ngày 20/01/2016 của Cục thuế TP Hà Nội:

Căn cứ vào các quy định nêu trên, Cục thuế TP Hà Nội trả lời theo nguyên tắc như sau:

- Đối với cá nhân ký

hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng có tổng mức thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì công ty thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
- Trường hợp, cá nhân ký hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế không vượt quá 108.000.000 đồng thì cá nhân lao động đó làm bản cam kết 02/CK-TNCN (Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015) để làm căn cứ tạm thời không khấu trừ thuế TNCN. Cá nhân lao động phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

- Đối với cá nhân lao động đã làm bản cam kết 02/CK-TNCN nhưng tổng mức thu nhập thực tế trong năm trên 108.000.000 đồng thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế.

Tham khảo: Công văn số 5189/CT-TTHT ngày 2/6/2017 của Cục Thuế TP. HCM về thuế TNCN:

hh.JPG

Khấu trừ thuế TNCN phải cấp chứng từ khấu trừ thuế:
- Khi DN trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế đối với lao động thời vụ, ký hợp đồng dưới 3 tháng phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.. (Theo mẫu số 17/TNCN).

Kê khai thuế TNCN trên HTKK (Mẫu 05/KK-TNCN)
- Các bạn kê khai như nhân viên làm việc bình thường trong Công ty thôi nhé.
- Kê khai vào Chỉ tiêu [21]: Cộng cả nhân viên thời vụ vào đây nhé.
- Kê khai vào Chỉ tiêu [24]: Nếu DN bạn khấu trừ thuế TNCN của họ thì cộng họ vào đây, nếu không khấu trừ (tức là làm cam kết 23 thì không cộng họ vào đây)
- Kê khai vào Chỉ tiêu [27]: Là tổng số tiền mà DN bạn trả cho lao động thời vụ (Dù có hay không khấu trừ thuế TNCN cũng kê khai vào đây, tức là dù có làm cam kết hoặc không thì cũng phải kê khai số tiền trả cho họ vào đây).
- Kê khai vào Chỉ tiêu [30]: Nếu DN khấu trừ thuế TNCN của họ thì Cộng tổng số tiền vào đây (Nếu trường hợp không khấu trừ, tức là làm cam kết thì không được nhập Tổng số tiền vào đây).
- Kê khai vào Chỉ tiêu [33]: Là số tiến thuế TNCN mà DN bạn đã khấu trừ của họ.
Cuối năm vẫn phải quyết toán như nhân viên bình thường nhé. Kê khai vào Phụ lục 05-2/BK-TNCN

- Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH MTV cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp (Công ty) ký hợp đồng với cá nhân không có đăng ký kinh doanh để thi công lắp đặt đường ống, duy tu, sửa chữa các công trình cấp thoát nước, chăm sóc cây xanh, xây dựng cầu đường ... thì thu nhập mà cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế theo quy định về tiền lương, tiền công. Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% trước khi chi trả cho cá nhân, không phân biệt cá nhân là đại diện cho nhóm cá nhân. Cục Thuế không cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân đối với trường hợp này.
(Theo Công văn 2547/TCT-TNCN của Tổng cục thuế ngày 12/06/2017)
[Read More...]


Lưu ý khi hạch toán nghiệp vụ sử dụng sản phẩm, hàng hóa cho tiêu dùng nội bộ



Theo qui định hiện hành của pháp luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp thì khi sử dụng sản phẩm, hàng hóa cho tiêu dùng nội bộ (gọi tắt là hàng tiêu dùng nội bộ) thì doanh nghiệp phải tính, kê khai và nộp cả thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp mặc dù nghiệp vụ này không phát sinh lợi nhuận theo qui định của chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp. Nghiệp vụ sản phẩm, hàng hóa cho tiêu dùng nội bộ sẽ phát sinh một khoản chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận kế toán do sự khác biệt về quan điểm ghi nhận giữa pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp. Trên thực tế kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp nghiệp vụ sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ chưa thực hiện đúng ở khá nhiều doanh nghiệp do chưa cập nhật kịp thời các qui định về thuế và kế toán. Tác giả xin được trình bày các qui định hiện hành và phân tích rõ để giúp các doanh nghiệp và những người quan tâm hiểu đúng để triển khai tốt các vấn đề trên, cụ thể như sau:


1. Về thuế giá trị gia tăng đối với hàng tiêu dùng nội bộ và hàng luân chuyển nội bộ

Theo Thông tư Số 129 /2008/TT- BTC ngày 26/12/ 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/ 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 129) thì: Đối với sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ thì doanh nghiệp phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng và giá tính thuế giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ là giá tính thuế giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ này. Ngược lại, đối với sản phẩm, hàng hóa luân chuyển nội bộ (gọi tắt là hàng luân chuyển nội bộ) thì doanh nghiệp không phải tính, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.

Thông tư số 129 qui định để phân biệt rõ sự khác nhau giữa hàng tiêu dùng nội bộ và hàng luân chuyển nội bộ, cụ thể như sau:

(1) Hàng tiêu dùng nội bộ là sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp xuất sử dụng cho tiêu dùng của doanh nghiệp, không bao gồm sản phẩm, hàng hóa sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;


(2) hàng luân chuyển nội bộ bao gồm sản phẩm, hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất sản phẩm, hàng hoá để chuyển kho nội bộ; xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong doanh nghiệp.


Ví dụ 1: Doanh nghiệp A sản xuất quạt điện, dùng 5 sản phẩm quạt lắp vào cho bộ phận bán hàng, chi phí sản xuất (giá thành thực tế) của 1 chiếc quạt là 0,4 triệu đồng/1chiếc, giá bán (chưa có thuế giá trị gia tăng) của loại quạt này là 0,5 triệu đồng/1chiếc. Thuế giá trị gia tăng đầu ra là 10% phải nộp tính trên số quạt xuất tiêu dùng nội bộ là:

0,5 triệu đồng/1chiếc x 5 chiếc x 10% = 2,5 triệu đồng.

Với ví dụ trên:

- Nếu doanh nghiệp A nộp thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ khi xuất kho quạt điện để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp A phải lập Hoá đơn giá trị gia tăng, trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế giá trị gia tăng như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên do doanh nghiệp A xuất kho quạt điện để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nên số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp tính trên số quạt xuất tiêu dùng nội bộ lại được khấu trừ.

- Nếu doanh nghiệp A nộp thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ khi xuất kho quạt điện để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp A phải lập Hoá đơn giá trị gia tăng, trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế giá trị gia tăng như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng, trường hợp này doanh nghiệp A phải tính nộp thuế giá trị gia tăng và số thuế giá trị gia tăng phải nộp của sản phẩm sử dụng nội bộ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh (vì doanh nghiệp A xuất kho quạt điện để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng).

Ví dụ 2: Doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Doanh nghiệp B xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì doanh nghiệp B không phải tính và nộp thuế giá trị gia tăng đối với sợi xuất cho phân xưởng may.

Ví dụ 3: Doanh nghiệp C vừa có hoạt động sản xuất thức ăn gia súc vừa có hoạt động trực tiếp chăn nuôi gia súc. Thức ăn gia súc sản xuất ra một phần sử dụng để bán ra chịu thuế giá trị gia tăng và một phần tiếp tục sử dụng cho hoạt động chăn nuôi gia súc thì doanh nghiệp C không phải tính và nộp thuế giá trị gia tăng đối với số thức ăn gia súc phục vụ hoạt động chăn nuôi không chịu thuế giá trị gia tăng. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất thức ăn gia súc được khấu trừ được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu bán thức ăn gia súc trên tổng số doanh thu bán thức ăn gia súc và doanh thu bán gia súc.

2. Về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hàng tiêu dùng nội bộ

Theo Thông tư Số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ CP ngày 11/12/ 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp­­­­­­ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm tiêu dùng nội bộ.

Với Ví dụ 1 nêu trên, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính theo giá bán (chưa có thuế giá trị gia tăng) của loại quạt này tại thời điểm tiêu dùng nội bộ là 0,5 triệu đồng/chiếc.

3. Về phương pháp kế toán đối với nghiệp vụ sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại đống đa
 Thứ nhất, theo qui định của chuẩn mực, chế độ kế toán khi doanh nghiệp xuất kho sản phẩm, hàng hóa để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì đều không phát sinh lãi, lỗ. Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá trị sản phẩm, hàng hóa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn sản phẩm, hàng hoá. Đối với tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế, theo chuẩn mực kế toán số 03 – Tài sản cố định hữu hình (đoạn 18) thì nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của tài sản cố định tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành tài sản cố định thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó.

Thứ hai, về phương pháp kế toán đối với nghiệp vụ sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ (theo qui định của Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp), cụ thể như sau:

(1). Trường hợp xuất kho sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp phải lập Hoá đơn giá trị gia tăng làm chứng từ hạch toán. Trường hợp này doanh nghiệp phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng:

- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá để tiêu dùng nội bộ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có các TK 155, 156.

- Đồng thời ghi doanh thu bán hàng nội bộ:

Nợ các TK 621, 627, 641, 642,... (Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo q/đ số 15 ghi), Nợ các TK 154, 642,... (Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo q/đ số 48 ghi) (Nếu sản phẩm, hàng hóa xuất sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh)

Nợ TK 211 - tài sản cố định hữu hình (Nếu sản phẩm sản xuất xong được chuyển thành tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh)

Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo q/đ số 15 ghi), Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Chi tiết doanh thu bán hàng nội bộ) (Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo q/đ số 48 ghi) (Theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá)

- Đồng thời phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 333 (33311)(Thuế giá trị gia tăng)


Theo ví dụ 1, khi xuất kho quạt để tiêu dùng nội bộ, kế toán doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo q/đ số 15 ghi:

Nợ TK 632: 2 triệu đồng

Có TK 155: 2 triệu đồng (5 chiếc x 0,4 triệu đồng/1 chiếc)

Đồng thời ghi doanh thu bán hàng nội bộ:

Nợ TK 641: 2 triệu đồng

Có TK 512: 2 triệu đồng

Đồng thời phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu ra cho sản phẩm tiêu dùng nội bộ được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133: 0,25 triệu đồng (5 chiếc quạt x 0,5 triệu đồng/1chiếc)

Có TK 333 (33311): 0,25 triệu đồng.

Chú ý:

- Kế toán phải ghi đồng thời 2 bút toán phản ánh giá vốn hàng bán và doanh thu bán hàng nội bộ, trong đó doanh thu bán hàng nội bộ ghi Có TK 512 theo chi phí sản xuất sản phẩm là 2 triệu đồng nên không phát sinh lãi, lỗ theo qui định của chuẩn mực, chế độ kế toán trong nghiệp vụ này.

- Khi tính, kê khai và xác định thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo giá bán (chưa có thuế giá trị gia tăng) của loại quạt này trên thị trường tại thời điểm tiêu dùng nội bộ là 2,5 triệu đồng/1 chiếc, giá vốn hàng tiêu dùng nội bộ là 2 triệu đồng và thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 0,5 triệu đồng.

(2). Trường hợp xuất kho sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho nghiệp vụ sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp, trường hợp này doanh nghiệp phải tính nộp thuế giá trị gia tăng và số thuế giá trị gia tăng phải nộp của sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh:


- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá để tiêu dùng nội bộ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có các TK 155, 156.

- Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ, ghi:

Nợ các TK 621, 627, 641, 642,...(Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo q/đ số 15 ghi), Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Chi tiết doanh thu bán hàng nội bộ) (Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo q/đ số 48 ghi) (Theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá cộng (+) với thuế giá trị gia tăng của hàng tiêu dùng nội bộ phải nộp NSNN); hoặc

Nợ TK 211 - tài sản cố định hữu hình (Nếu sản phẩm sản xuất xong được chuyển thành tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh) (Theo chi phí sản xuất sản phẩm cộng (+) với thuế giá trị gia tăng của hàng tiêu dùng nội bộ phải nộp NSNN)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311) (Thuế giá trị gia tăng của hàng tiêu dùng nội bộ phải nộp NSNN)

Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo q/đ số 15 ghi), Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Chi tiết doanh thu bán hàng nội bộ) (Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo q/đ số 48 ghi) (Theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá)

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
Tuy nhiên các qui định về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nghiệp vụ sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ như đã nêu trên còn có những điểm chưa hợp lý đó là:

(1) Nguồn thu ngân sách tăng không đáng kể vì NSNN chỉ thu được khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp. Còn trường hợp phát sinh phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay là xuất kho sản phẩm, hàng hoá để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ, thì số thuế giá trị gia tăng đầu ra của sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ lại được khấu trừ toàn bộ;


(2) Làm tăng khối lượng công việc do phải kế toán và kê khai, tính và nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời trên thực tế khó phân biệt hàng tiêu dùng nội bộ thì phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp với hàng luân chuyển nội bộ thì không phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp;


(3) Không phản ánh đúng bản chất của thuế thu nhập doanh nghiệp, vì hoạt động này không tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp nên thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp khi sử dụng sản phẩm, hàng hóa để tiêu dùng nội bộ sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Các điểm bất hợp lý trên Nhà nước cần sớm nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các qui định trên cho phù hợp theo hướng như đã qui định trước đây đó là khi sử dụng sản phẩm, hàng hóa để tiêu dùng nội bộ doanh nghiệp không phải kê khai, tính và nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ đó giảm bớt sự khác biệt về quan điểm ghi nhận giữa pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng
Theo VACPA
[Read More...]


Trình tự hạch toán kế toán xuất nhập khẩu nên biết



Kế toán xuất nhập khẩu kiểm soát toàn bộ quá trình luân chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Dưới đây là quy trình hạch toán kế toán xuất nhập khẩu nên biết.

– Khi trả trước một khoản tiền uỷ thác mua hàng theo hợp đồng uỷ thác nhập khẩu cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu, kế toán xuất nhập khẩu ghi:
Nợ TK331 (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Khoản ứng trước theo tỷ giá thực tế
Có TK1112, 1122: Số tiền đã chuyển cho đơn vị nhận uỷ thác theo tỷ giá ghi sổ
Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại huyện gia lâm
– Khi nhận hàng uỷ thác nhập khẩu do bên nhận uỷ thác giao trả:
+ Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác đã nộp hộ thuế GTGT của hàng nhập khẩu thì khi chuyển trả hàng, bên nhận uỷ thác sẽ lập hoá đơn GTGT, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, kế toán xuất nhập khẩu sẽ phản ánh các bút toán sau:
Phản ánh trị giá hàng nhập khẩu:
Nợ TK151: Trị giá hàng nhập khẩu theo tỷ giá thực tế (nếu bàn giao tại cảng)
Nợ TK156: Trị giá hàng nhập khẩu theo tỷ giá thực tế (nếu bàn giao tại kho của DN)
Có TK331(đơn vị nhận uỷ thác): Khấu trừ số tiền hàng đã ứng trước theo TGGS
Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh
Phản ánh các khoản thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác:
*  Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK151, 156: Ghi tăng trị giá hàng nhập khẩu về khoản thuế nhập khẩu và thuế TTĐB phải nộp
Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập khẩu
Có TK331(đơn vị nhận uỷ thác): Số tiền thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác, phải trả cho bên nhận uỷ thác
* Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK151, 156: Ghi tăng trị giá hàng nhập khẩu về các khoản thuế phải nộp
Có TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số tiền thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác phải trả cho bên nhận uỷ thác
+ Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác chưa nộp hộ thuế GTGT thì khi xuất trả hàng hoá, đơn vị nhận uỷ thác chỉ lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Căn cứ vào chừng từ này và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác đã nhận như bút toán trên và xác định các khoản thuế phải nộp như sau:
Nợ TK151, 156: Ghi tăng trị giá hàng nhập khẩu về các khoản thuế phải nộp
Có TK331(đơn vị nhận uỷ thác): Số tiền thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác phải trả cho bên nhận uỷ thác
– Sau khi kế toán xuất nhập khẩu  nộp xong thuế GTGT, đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu sẽ lập hoá đơn GTGT và chuyển đến cho đơn vị uỷ thác. Căn cứ vào đó, nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,  sẽ tiến hành khấu trừ thuế GTGT của hàng nhập khẩu như sau:
     Nợ TK1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập khẩu
Có TK151, 156, 157: Ghi giảm trị giá hàng nhập khẩu (nếu hàng chưa tiêu thụ)
Có TK632: Ghi giảm trị giá vốn của hàng nhập khẩu đã xuất bán
– Nếu đơn vị nhận uỷ thác làm thủ tục kê khai thuế nhưng đơn vị uỷ thác tự nộp các khoản thuế vào NSNN thì khi nộp thuế vào Ngân sách, kế toán ghi:
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hải phòng
Nợ TK331 (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Ghi giảm công nợ phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác về số tiền thuế đã nộp
Có TK111, 112: Số tiền đã chi nộp thuế
– Phản ánh khoản hoa hồng uỷ thác nhập khẩu phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác, căn cứ vào hoá đơn GTGT về hoa hồng uỷ thác nhập khẩu do bên nhận uỷ thác chuyển đến:
Nợ TK156(1562): Số hoa hồng uỷ thác nhập khẩu theo tỷ giá thực tế (chưa kể thuế GTGT)
Nợ TK133(1331): Thuế GTGT tính trên hoa hồng uỷ thác nhập khẩu
Có TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số hoa hồng uỷ thác nhập khẩu phải trả
– Phản ánh số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác về các khoản chi phí đã chi hộ (chi giám định, bốc xếp, vận chuyển, bàn giao …):
Nợ TK156(1562): Chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu uỷ thác (không gồm thuế GTGT)
Nợ TK133(1331): Số thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác về các khoản chi hộ
– Khi trả tiền cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu về số tiền hàng còn lại, tiền thuế nhập khẩu, tiền thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu nhờ đơn vị nhận uỷ thác nộp hộ vào NSNN), hoa hồng uỷ thác nhập khẩu và các khoản chi hộ, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán tiền hành phản ánh như sau:
Nợ TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số công nợ tiền VND đã thanh toán
Có TK111, 112, 311…: Số tiền VND đã chi trả
Học kế toán thực tế Tại bắc ninh
[Read More...]


Càng giàu trốn thuế càng nhiều



Trên thế giới có không ít những vụ những người giàu có nhưng lại tìm mọi cách chạy trốn cuộc chiến đóng thuế gây nhiều tai tiếng. Ví dụ như tỷ phú Werrent Buffet, cầu thủ Messi hay thương hiệu nổi tiếng Coca cola, thậm chí có nhiều tỷ phú xin bỏ quốc tịch, nhập quốc tịch ở những nước đánh thuế thu nhập cá nhân thấp…  Vì sao họ có rất nhiều tiền, họ am hiểu pháp luật nhưng họ lại “trốn tránh” nghĩa vụ gần như là tuyệt nhiên phải làm này?

Trung tâm dạy kế toán Tại long biên

Nước Pháp vừa quyết định tăng thuế thu nhập cá nhân lên tới 75%  và ông Pierre Moscovici, Bộ trưởng bộ Tài chính Pháp, phát biểu trên tờ Le Monde rằng “tầng lớp giàu có đang có được cơ hội đóng góp lớn cho công cuộc giải quyết các vấn đề của nền tài chính Pháp”. Mức thuê thu nhập cá nhân ở Pháp là một mức thuế cao hơn rất nhiều so với những nước cùng khu vực. Tuy nhiên,  không chỉ riêng ở Pháp,  tăng thuế đối với người giàu lại đang là một xu hướng mới đang dần phổ biến trên toàn thế giới, từ châu Âu tới Mỹ, Trung Quốc….

Ở Anh, nơi mức thuế đánh vào người giàu là 45%.

Ở Mỹ, tổng thống Barack Obama trong chiến dịch tranh cử của mình đã đề nghị mức tăng thuế đánh vào tầng lớp giàu có từ 35% lên 39,6% . Bên cạnh đó, một điều khiến người giàu ở Mỹ lo lắng là từ năm 2013, thuế thu nhập bán tài sản sẽ tăng từ mức 15%  lên 25%, ngoài ra các loại thuế khác cũng sẽ tăng là thuế cổ tức (từ 15% lên 43%), thuế tài sản (tăng lên 35% đối với tài sản trên 5 triệu USD và tăng lên 55% đối với tài sản từ 1 triệu USD đến 5 triệu USD)… Vì thế, năm 2012 được gọi là năm “vàng” để bán tài sản nếu một người không muốn mất hàng triệu USD tiền thuế cho những giao dịch từ năm tới.

Tại Trung Quốc, các công dân nước này phải trả thuế cho bất cứ khoản thu nhập nào, bất chấp là việc họ sinh sống và kiếm tiền từ đâu. Đặc biệt người giàu sẽ phải trả thuế thu nhập cao hơn so với người nghèo. Mức thuế khởi đầu 3% cho những người có mức lương thấp và vọt lên 45% cho những người có bảng lương trên 83.500 tệ (13.777 USD) mỗi tháng.

Có thể thấy gánh nặng thuế đối với người giàu là rất lớn. Lý giải điều này, tờ “ The Economist” nhận định, ở  phần lớn các nước hiện nay, đặc biệt là ở phương Tây,  khoảng cách giữa người giàu và người nghèo lớn hơn rất nhiều so với cách đây một thế hệ. Ở Mỹ, thu nhập của nhóm 1% người giàu nhất đã tăng gấp 3 lần, từ mức 8% tổng thu nhập quốc dân trong những năm 1970 lên đến 24% trong năm 2007. Và tăng thuế của người giàu chính là một cách để giảm bớt sự chênh lệch giàu – nghèo đang ngày càng lớn ở các quốc gia này.

Những “tỷ phú trốn thuế”
Trốn thuế vốn là một căn bệnh thâm căn cố đế của những người giàu. Có lẽ họ luôn nghĩ rằng, vì sao mồ hôi công sức mình bỏ ra lại phải nộp một phần không nhỏ một cách “oan uổng” như vậy. Và đặc biệt, càng tăng thuế thì việc trốn thuế của nhà giàu thế giới ngày càng bùng nổ.

Năm 2013, Lionel Messi – cầu thủ nổi tiếng thế giới cùng với cha của mình là ông Jorge Horacio Messi (cũng là người quản lý của Lionel Messi) bị cáo buộc trốn thuế hơn 4 triệu euro. Họ bị nghi ngờ sử dụng các công ty nước ngoài – tại Belize và Uruguay – trong giai đoạn 2007-2009 để bán quyền hình ảnh của Lionel Messi, qua đó trốn tránh nghĩa vụ thuế ở Tây Ban Nha. Ban đầu, cha con nhà Messi một mực kêu oan và khẳng không không có gì mờ ám. Tuy nhiên, đến tháng 8-2013, họ lại chấp nhận đóng 5 triệu euro làm “chi phí khắc phục hậu quả”, vừa bằng với số tiền thuế hơn 4 triệu euro và tiền lãi.

Được nhắc đến gần đây nhất là hiện tượng các tỷ phú từ bỏ quốc tịch để gia nhập quốc tịch khác mà luật thuế cá nhân “dễ thở” hơn. Nổi bật là câu chuyện về tỷ phú người Pháp Bernard Arnault, đại gia giàu nhất châu Âu và giàu thứ tư thế giới (theo bảng  xếp hạng của tạp chí Forbes của Mỹ) xin nhập quốc tịch Bỉ. Ông được xem là người mở đầu làn sóng người có thu nhập trên 1 triệu euro/năm ở Pháp đổi quốc tịch để trốn mức thuế 75% (mức thuế cũ là 48%) mà chính phủ Tổng thống Francois Hollande sẽ áp dụng từ đầu năm sau.

Một trường hợp từ bỏ quốc tịch khác được truyền thông nhắc đến là việc tỷ phú Eduardo Saverin, một trong 4 nhà đồng sáng lập mạng xã hội Facebook từ bỏ quốc tịch Mỹ nhập quốc tịch Singapore để né khoản thuế “khủng” ngay trước ngày Facebook công bố IPO hồi tháng 5 vừa qua.

Google cũng trốn thuế.

Google cũng trốn thuế.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại quận thủ đức
Và hiện nay, chính phủ các nước đang tiến hành truy thuế đối với những nhà giàu không chịu nộp thuế đầy đủ. Các cá nhân, tập đoàn lớn trên thế giới đang đối mặt với các vụ kiện pháp lý cùng những khoản phạt liên quan đến trốn thuế.

Nước Anh đang đặt câu hỏi làm thế nào mà Google chỉ nộp thuế chưa tới 10 triệu USD trong năm 2011 dù doanh số bán hàng của họ đạt hơn 4 tỷ USD ở Anh? Còn Apple, công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ với tổng giá trị gần 625 tỷ USD đang sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để giảm tỷ lệ nộp thuế của mình xuống chỉ còn 1,9% trong khi mức thuế áp dụng ở Anh là 24%. Phía Anh ước tính, Apple đã né được hơn 880 triệu USD tiền thuế trong năm 2011.

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, chuỗi thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới Starbucks trong 3 năm qua đã không trả thuế cho cơ quan thuế ở Anh. Hãng này chỉ phải trả 13,7 triệu USD cho tiền thuế ở Anh hơn 13 năm qua trong khi doanh số bán hàng được ghi nhận trong khoảng thời gian trên là gần 5 tỷ USD.

Còn thương hiệu Amazon thì tránh thuế ở Anh bằng cách báo cáo doanh số bán hàng châu Âu thông qua một đơn vị đặt tại Luxembourg. Theo đó, hãng này trả mức thuế suất 11% trên lợi nhuận hoạt động ở nước ngoài của hãng năm ngoái, ít hơn một nửa thuế suất thu nhập trung bình doanh nghiệp trong các thị trường lớn của nó.

Mỹ là quốc gia có nhiều tập đoàn trốn thuế ở các nước và cũng là quốc gia đau đầu do người giàu nước mình trốn thuế. Bộ Tư pháp Mỹ đang tiến hành điều tra 8 ngân hàng nước ngoài “tiếp tay” cho hành vi trốn thuế của công dân Mỹ, trong đó có ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ là UBS và ngân hàng Credit Suisse.
  dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng
[Read More...]


Hướng dẫn chính sách thuế TNCN đối với cá nhân nước ngoài



Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 05/2018/Tax ngày 14/3/2018 của Công ty TNHH Siemens đề nghị hướng dẫn chính sách thuế TNCN đối với cá nhân nước ngoài được Siemens Đức cử đến công tác tại Việt Nam. Về vấn đề này, ngày 27/4 Tổng cục Thuế có Công văn 1577/TCT-TNCN hướng dẫn như sau:

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại quận thủ đức
Tại Điều 15 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và CHLB Đức hướng dẫn:

“1. Thể theo các quy định tại Điều 16, 18, và 19 các khoản tiền lương, tiền công, và các khoản tiền thù lao tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó, trừ khi công việc của đối tượng đó được thực hiện tại Nước ký kết kia. Nếu công việc lao động được thực hiện như vậy, số tiền công trả cho lao động đó có thể bị đánh thuế tại Nước kia.

2. Mặc dù có những quy định tại khoản 1, tiền công do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công tại Nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước thứ nhất nếu:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định a) Người nhận tiền công có mặt tại Nước kia trong một thời gian hoặc nhiều thời gian gộp lại không quá 183 ngày trong năm dương lịch có liên quan, và

b) Chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại Nước kia, và

c) Số tiền công không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại Nước kia....”

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế đã có công văn số 2516/TCT-TNCN ngày 04/7/2014 về việc chính sách thuế TNCN. Căn cứ Luật Thuế TNCN và các văn bản liên quan, căn cứ Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và CHLB Đức thì trường hợp các cá nhân người nước ngoài làm việc được Siemens Đức cử đến công tác tại Việt Nam thỏa mãn 3 điều kiện theo khoản 2 Điều 15 Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và CHLB Đức thì các cá nhân này không thuộc đối tượng nộp thuế tại Việt Nam.

Theo TCT dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại huyện quốc oai
[Read More...]


Hướng dẫn công tác sắp xếp chứng từ gốc



– Chúng ta cần sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính , các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thuế, được đóng thành quyển, mỗi tháng một quyển.

– Các chứng từ đi kèm hóa đơn báo cáo trên bảng kê đã đầy đủ chưa

– Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Xuất Nhập Khẩu, Môn Bài, TTĐB, báo cáo thuế TNDN tạm tính hàng quý

– Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm

1. Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu bằng tiền mặt.
– Đối với thương mại:
+ Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu

+ Phiếu xuất kho hoặc phiếu giao hàng, biên bản giao hàng

+ Hợp đồng kinh tế

+ Thanh lý hợp đồng

+ Báo giá nếu có

+ Phiếu thu tiền

– Đối với Xây dựng:
+ Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu

+ Dự toán và báo giá đính kèm

+ Phiếu xuất kho

+ Biên bản nghiệm thu

+ Biên bản xác nhận khối lượng

+ Bảng quyết toán khối lượng

+ Hợp đồng kinh tế

+ Biên bản thanh lý

+ Phiếu thu tiền

– Đối với dịch vụ:
+ Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu

+ Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng

+ Hợp đồng kinh tế

+ Thanh lý hợp đồng

+ Biên bản nghiệm thu kiểm nhận dịch vụ

+ Phiếu thu tiền

– Đối với khách sạn, nhà hàng:
+ Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu

+ Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng, booking

+ Hợp đồng kinh tế

+ Thanh lý hợp đồng

+ Bảng kê hàng hóa dịch vụ: món ăn, nước uống chi tiết

+ Bill thanh toán

+ Oder nếu cần thiết

+ Phiếu thu tiền

2. Hóa đơn bán ra liên xanh >20 triệu
– Đối với thương mại:
+ Hóa đơn bán ra liên xanh >20 triệu

+ Phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán)

+ Phiếu xuất kho hoặc phiếu giao hàng, biên bản giao hàng

+ Hợp đồng kinh tế

+ Thanh lý hợp đồng

+ Báo giá nếu có

= > Sau này nhận được tiền kẹp thêm : Khi khách hàng chuyển vào TK của DN – Giấy báo có

– Đối với Xây dựng:
+ Hóa đơn bán ra liên xanh >20 triệu

+ Phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán)

+ Dự toán và báo giá đính kèm

+ Phiếu xuất kho

+ Biên bảng nghiệm thu

+ Biên bản xác nhận khối lượng

+ Bảng quyết toán khối lượng

+ Hợp đồng kinh tế

+ Biên bản thanh lý

= > Sau này nhận được tiền kẹp thêm : Khi khách hàng chuyển vào TK của DN – Giấy báo có

– Đối với dịch vụ:
+ Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu

+ Phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán)

+ Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng

+ Hợp đồng kinh tế

+ Thanh lý hợp đồng

+ Biên bản nghiệm thu kiểm nhận dịch vụ

= > Sau này nhận được tiền kẹp thêm : Khi khách hàng chuyển vào TK của DN – Giấy báo có

– Đối với khách sạn, nhà hàng:
+ Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu

+ Phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán)

+ Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng, booking

+ Hợp đồng kinh tế

+ Thanh lý hợp đồng

+ Bảng kê hàng hóa dịch vụ: món ăn, nước uống chi tiết

+ Bill thanh toán

+ Oder nếu cần thiết

= > Sau này nhận được tiền kẹp thêm : Khi khách hàng chuyển vào TK của DN – Giấy báo có

3. Hóa đơn đầu vào liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt.
– Đối với thương mại:
+ Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

+ Phiếu nhập kho hoặc phiếu giao hàng, biên bản giao hàng

+ Hợp đồng kinh tế

+ Thanh lý hợp đồng

+ Báo giá nếu có

+ Phiếu chi tiền

+ Giấy đề nghị thanh toán

– Đối với Xây dựng:
+ Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

+ Dự toán và báo giá đính kèm

+ Phiếu nhập kho

+ Hợp đồng kinh tế

+ Biên bản thanh lý

+ Phiếu chi tiền

+ Giấy đề nghị thanh toán

– Đối với dịch vụ:
+ Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

+ Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng

+ Hợp đồng kinh tế

+ Thanh lý hợp đồng

+ Biên bản nghiệm thu kiểm nhận dịch vụ

+ Phiếu chi tiền

+ Giấy đề nghị thanh toán

– Đối với khách sạn, nhà hàng:
+ Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

+ Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng, booking

+ Hợp đồng kinh tế

+ Thanh lý hợp đồng

+ Phiếu chi tiền

+ Giấy đề nghị thanh toán

+ Bill thanh toán

+ Oder nếu cần thiết

4. Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu:
– Đối với thương mại:
+ Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

+ Phiếu nhập kho hoặc phiếu giao hàng, biên bản giao hàng, hoặc phiếu xuất kho của bên bán

+ Hợp đồng kinh tế

+ Thanh lý hợp đồng

+ Báo giá nếu có

+ Phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán)

=> Sau này chuyển tiền kẹp thêm : Khi chuyển tiền trả khách hàng – Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

– Đối với Xây dựng:
+ Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

+ Dự toán và báo giá đính kèm

+ Phiếu nhập kho

+ Hợp đồng kinh tế

+ Biên bản thanh lý

=> Sau này chuyển tiền kẹp thêm: Khi chuyển tiền trả khách hàng – Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

– Đối với dịch vụ:
+ Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

+ Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng

+ Hợp đồng kinh tế

+ Thanh lý hợp đồng

+ Biên bản nghiệm thu kiểm nhận dịch vụ

=> Sau này chuyển tiền kẹp thêm : Khi chuyển tiền trả khách hàng – Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

– Đối với khách sạn, nhà hàng:
+ Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

+ Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng

+ Hợp đồng kinh tế

+ Thanh lý hợp đồng

+ Bill thanh toán

+ Oder nếu cần thiết

=> Sau này chuyển tiền kẹp thêm : Khi chuyển tiền trả khách hàng – Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

5. Lương, thưởng: Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau:
– Hợp đồng lao động + CMTND phô tô kẹp vào

– Bảng chấm công hàng tháng

– Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó

– Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi

– Bảng kê danh sách nhân viên công ty chuyển khoản (đăng ký thẻ ATM cho nhân viên)

– Tất cả có ký tá đầy đủ

– Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ

= > Thiếu 1 trong các giấy tờ trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN

– Lương hàng tháng:
+ Phiếu chi tiền lương hoặc bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, chứng từ ngân hàng

+ Bảng lương

+ Bảng chấm công

+ Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ….

=> gói lại một cục

– Tạm ứng cho nhân viên:
+ Dự toán chi đã được Kế toán trưởng – BGH ký duyệt

+ Giấy đề nghị tạm ứng.

+ Phiếu chi tiền

Nợ TK 141

Có TK 111,112

– Hoàn ứng:
+ Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) Bạn thu hóa đơn (nếu ứng tiền mua hàn, tiền phòng,…công tác,…) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên

=> Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.

Nợ TK 111,112

Có TK 141

+ Các khoản chi cho việc tạm ứng: Hóa đơn chứng từ hợp lý, các chứng từ khác đi kèm…

Nợ TK 152,153,142,242,641,642….

Nợ TK 1331

Có TK 141

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định – Chú ý:
+ Nếu ký hợp đồng dưới 3 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ

+ Nếu ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH:

Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định : “Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

+ Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán

+ Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ

6. TK 131 và 331 là tài khoản lưỡng tính vừa có số dư bên nợ lại vừa có số dư bên có
– TK 131 phải thu khách hàng
+ TK 131 số dư NỢ khi khách hàng mua tiền nhưng chưa thanh toán : Dư Nợ 131 = MS 131 trên BCĐKT thuộc khoản phải thu

+ TK 131 số dư CÓ khi khách hàng ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp (mình) những chưa lấy hàng nên để treo bên Có = MS 313 trên BCĐKT thuộc khoản phải trả

– TK 331 phải trả người bán:
+ TK 331 số dư NỢ khi mình ứng trước tiền mua hàng cho người bán : Dư Nợ 131 = MS 132 trên BCĐKT trả trước cho người bán thuộc khoản phải thu

+ TK 331 số dư CÓ mình đi mua hàng nợ bên bán treo bên Có = MS 312 trên BCĐKT thuộc khoản phải trả

– Lưu ý:
+ Không được phép cấn trừ công nợ khi phát sinh vừa là người mua hàng đồng thời cũng là người cung cấp hàng hóa trên cùng một đối tượng khách hàng, nếu cấn trừ công nợ thì phải có văn bản xác nhận của hai bên rồi mới được phép cấn trừ công nợ của nhau, cuối năm làm cái giấy xác nhận công nợ đối chiếu giữa hai bên cái này công ty nhà nước hay làm còn tư nhân thì hay bỏ qua bước này

+ Cuối năm phải lập biên bản đối chiếu công nợ với các công ty Mua và Bán hàng có ký tá đóng đấu xác nhận của hai bên

+ Tất cả phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh.

+ Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ.

** Ví dụ cụ thể:
– Bản gốc của hợp đồng, thanh lý, nghiệm thu. Và các loại văn bản khác… => được bấm lỗ và lưu ở bìa còng

– Bản phô tô được lưu cùng các chứng từ: có tác dụng mô phỏng, hỗ trợ cho các chứng từ gốc, nếu cần thiết thì khi in các văn bản yêu cầu in nhiều bản ví dụ thông thường người ta làm hợp đồng thường in 04 bản nay in lên 06 bản số lượng dư là cái để bạn có thể kẹp vào cung chứng từ sau này

** Một ví dụ để làm hồ sơ thanh toán đối với đơn vị nhà nước như sau: Ví dự làm hồ sơ cho bên tư vấn giám sát :
– Hồ sơ thanh toán tư vấn giám sát:
Hồ sơ gồm: làm 08 quyển trong đó 04 quyển chính có mộc tươi ký tươi để mang ra kho bạc, 04 quyển còn lại giao cho chủ đầu tư và đơn vị thi công mỗi bên 02 quyển

1/ Bìa hồ sơ thanh toán TVGS

2/ PHỤ LỤC 03.a: BẢNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH THEO HỢP ĐỒNG ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN

3/ BÁO CÁO CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT NGHIỆM THU HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG

4/Biên bản nghiệm thu TVGS

5/Phô tô đi kèm:

-Hợp đồng TVGS phô tô

-Biên bản xác nhận khối lượng của đơn vị Thi công

-Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng của thi công

-Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật

-Quyết định phê duyệt chỉ định thầu TVGS

– Quyết định bổ nhiệm trưởng tư vấn giám sát công trình

– Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh tăng giảm nếu có

– Biên bản nghiệm thu các giai đoạn nếu có

– Biên bản xác nhận khối lượng các giai đoạn nếu có

– Biên bản kiểm tra hiện trường nếu có

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận 1 – Biên bản bàn giao cọc mốc mặt băng thi công

– Hồ sơ thanh toán của đơn vị thi công:
Hồ sơ gồm: làm 08 quyển trong đó 04 quyển chính có mộc tươi ký tươi để mang ra kho bạc, 04 quyển còn lại giao cho chủ đầu tư và đơn vị thi công mỗi bên 02 quyển

1/ Bìa hồ sơ thanh toán đơn vị thi công

2/ PHỤ LỤC 03.a: BẢNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH THEO HỢP ĐỒNG ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN

4/Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

5/ Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành

6/Phô tô đi kèm:

– Hợp đồng thi công

– Biên bản xác nhận khối lượng các giai đoạn nếu có của đơn vị Thi công

– Biên bản nghiệm thu hoàn thành các giai đoạn công trình đưa vào sử dụng của thi công

– Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật

– Quyết định phê duyệt chỉ định thầu đơn vị thi công

– Quyết định bổ nhiệm sát trưởng hay tổ trưởng công trình

– Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh tăng giảm nếu có

– Biên bản kiểm tra hiện trường nếu có

– Biên bản bàn giao cọc mốc mặt băng thi công dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại long biên
[Read More...]


Các đối tượng được miến thuế VAT theo quy định mới nhất



Thuế VAT hay còn được gọi là thuế Giá trị gia tăng là một phần bắt buộc phải đóng theo quy định pháp luật, nhưng không phải tất cả các loại mặt hàng kinh doanh đều phải chịu loại thuế này.

Các đối tượng được miến thuế VAT theo quy định mới nhất hiện nay gồm những cá nhân, tổ chức nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này để có thể hiểu rõ hơn.

Theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/9/2016, trong đó quy định những mặt hàng, những đối tượng chịu thuế, mức thuế xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu.
dich vu thanh lap doanh nghiep cong ty gia re tai quan tu liem
Vậy những đối tượng nào được miễn thuế VAT
Một là đối với các đối tượng thuộc các tổ chức nước ngoài hoặc cá nhân là người nước ngoài có các mặt hàng xuất nhập khẩu.

Quy định cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự và các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hiệp quốc được NK miễn thuế các hàng hóa nằm ngoài Danh mục áp dụng định mức miễn thuế trên cơ sở xác nhận của Bộ Ngoại giao dựa trên nguyên tắc có đi có lại hoặc phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hai là miễn thuế đối với các cơ sở kinh doanh hoàn thuế theo phương pháp khấu trừ.

Nghĩa là doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì doanh nghiệp được hoàn thuế.

Các cơ kinh doanh hoàn thuế theo phương pháp khấu trừ sẽ được nhà nước hoàn thuế

Các cơ kinh doanh hoàn thuế theo phương pháp khấu trừ sẽ được nhà nước hoàn thuế

Ba là cơ sở kinh doanh mới được cấp phép đầu tư.

Tuy nhiên, điều kiện để các doanh nghiệp này có thể được miễn thuế là:

Đã đăng ký kinh doanh;
Đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
Nếu số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên.
Bốn là các dự án đầu tư mới. Doanh nghiệp đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới.

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.

Năm là hoàn thuế đối với doanh nghiệp trong tháng, quý có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý;

Trung tâm đào tạo kế toán thực tế Tại đồng nai Trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Các dự án sử dụng vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ được miễn thuế VAT

Các dự án sử dụng vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ được miễn thuế VAT

Sáu là các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam  để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

Bảy là người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài mang hộ chiếu  hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người.

Tám là doanh nghiệp có quyết định xử lý hoàn thuế theo quy định của luật pháp.
dich vu lam bao cao tai chinh tai huyen Soc Son
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page