Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp được thu phí đấu giá khi bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu



Đó là một trong những nội dung của Thông tư số 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành.

Bổ sung một số mặt hàng vào danh mục hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng

Tang vật vi phạm hành chính thuộc danh mục hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng là các loại hàng hóa nếu không xử lý ngay sẽ bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng; vì vậy, cần phải có cơ chế xử lý phù hợp để tránh lãng phí. Các loại hàng hóa, vật phẩm này có trường hợp khi xử lý đã có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước, trở thành tài sản nhà nước, có trường hợp mới có quyết định tạm giữ, có thể sẽ bị tịch thu, có thể sẽ phải trả lại cho chủ sở hữu (trả bằng tiền). Nếu có quyết định tịch thu thì hàng hóa đó sẽ trở thành tài sản nhà nước, nếu trả lại chủ sở hữu thì Nhà nước phải bỏ tiền để trả lại. Tại Thông tư 173/2013/TT-BTC, ngoài các mặt hàng đã được quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BTC ngày 20/01/2010 và Thông tư số 139/2011/TT-BTC ngày 10/10/2011, Bộ Tài chính bổ sung các mặt hàng có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính bảng, điện thoại thông minh) vào danh mục hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng phải xử lý ngay. Đồng thời, quy định người ra quyết định tạm giữ hoặc tịch thu quyết định việc xử lý và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Phiên họp của Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh Thông tư số 173/2013/TT-BTC kế thừa quy định về thành phần Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính tại Thông tư số 215/2012/TT-BTC, đồng thời bổ sung quy định cụ thể về nguyên tắc làm việc của Hội đồng. Theo đó, Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng triệu tập và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp, trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì uỷ quyền cho một (01) thành viên Hội đồng điều hành phiên họp. Mỗi thành viên của Hội đồng được phát biểu ý kiến của mình về giá trị của tang vật vi phạm hành chính. Các quyết định về giá trị tang vật vi phạm hành chính phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng (hoặc người được uỷ quyền điều hành phiên họp). Hội đồng phải lập biên bản về việc xác định giá trị tang vật. Biên bản định giá tài sản phải phản ánh đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình xác định giá trị tang vật theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư.

Ba trường hợp phải thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm tang vật, phương tiện bị tịch thu

Giá trị tang vật vi phạm hành chính đã được xác định theo quy định tại Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính được sử dụng làm giá khởi điểm để bán đấu giá. Thông tư cũng quy định ba trường hợp phải thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm gồm: (i) phương tiện vi phạm hành chính khi chuyển giao để bán đấu giá chưa được xác định giá trị; (ii) thời điểm dự kiến tổ chức bán đấu giá vượt quá 60 ngày, kể từ ngày xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính; (iii) giá trị tang vật đã được xác định theo quy định tại Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính và hướng dẫn tại Thông tư này chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) từ 10% trở lên so với giá của mặt hàng cùng loại theo thông báo giá của Sở Tài chính tại thời điểm chuyển giao để bán đấu giá. Thành phần Hội đồng, nguyên tắc hoạt động, chi phí hoạt động của Hội đồng xác định giá khởi điểm để bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; nguyên tắc, phương pháp và trình tự xác định giá khởi điểm để bán đấu giá được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 137/2010/TT-BTC.

Tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu sẽ được gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hải phòng Toàn bộ số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính phải gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định người có thẩm quyền tịch thu thuộc cơ quan trung ương và cấp tỉnh ra quyết định tịch thu thì gửi vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính; người có thẩm quyền tịch thu thuộc cơ quan cấp huyện và cấp xã thì gửi vào tài khoản tạm giữ của Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện. Số tiền này sau khi trừ đi các nội dung chi theo quy định phải nộp vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định.

Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp được thu phí đấu giá khi bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

Thông tư số 173/2013/TT-BTC quy định đối với các trường hợp cơ quan của người ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để bán đấu giá tang vật, vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 thì được phép thanh toán phí bán đấu giá cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Mức phí đấu giá áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính đối với mức phí bán đấu giá tài sản nhà nước tại Thông tư số 03/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấu giá và lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản.

Thông tư số 173/2013/TT-BTC sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 05/01/2014/.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình Theo Taisancong.vn




Responses

0 Respones to "Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp được thu phí đấu giá khi bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page