Định mức tín nhiệm ngân hàng



Ở các thị trường phát triển, dịch vụ của các công ty định mức tín nhiệm rất phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến quyết định của nhà đầu tư. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hoạt động này vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Bài viết nêu tóm tắt 3 mô hình định mức tín nhiệm của các công ty định mức tín nhiệm nổi tiếng là Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch Ratings đối với đối tượng xếp hạng là các ngân hàng để từ đó các tổ chức định mức tín nhiệm đã và sẽ thành lập ở Việt Nam có thể tham khảo.

Vài nét về định mức tín nhiệm

Định lượng rủi ro từ lâu đã được coi là yếu tố quyết định trong đầu tư và được phát triển như một dạng hoạt động độc lập trên thị trường do các tổ chức chuyên nghiệp là các công ty định mức tín nhiệm thực hiện. Hoạt động của các tổ chức này nhằm đưa ra những đánh giá khách quan, có cơ sở khoa học về mức độ rủi ro khi đầu tư vào các sản phẩm khác nhau trên thị trường. Không chỉ đánh giá xếp hạng đối với các doanh nghiệp (DN), những tổ chức này còn đánh giá xếp hạng cả các chính phủ. Ở các thị trường phát triển thì dịch vụ này rất phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến quyết định của nhà đầu tư (NĐT).

Hoạt động định mức tín nhiệm được hình thành từ hai nhu cầu cơ bản: Nhu cầu thứ nhất là định hướng đầu tư của công chúng tới chứng khoán do các công ty, các định chế tài chính hay các chính phủ phát hành, tức là tạo cơ sở để người cho vay nhận định về mức độ an toàn của người vay; Nhu cầu thứ hai là xếp hạng đối với các DN. Đây là một công cụ để chứng minh sức mạnh tài chính của DN, qua đó tăng cơ hội cho DN có thể tiếp cận luồng vốn từ các NĐT để mở rộng hoạt động. Thực chất, hoạt động định mức tín nhiệm có chức năng xóa tan khoảng tối thông tin giữa người đi vay và người cho vay. Do tính bức thiết của những nhu cầu này mà hoạt động định mức tín nhiệm đã xuất hiện từ khá lâu, ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một hoạt động quan trọng trên thị trường tài chính tiền tệ.

Về khái niệm “công ty định mức tín nhiệm”, có thể hiểu đây là loại công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng hạn theo những điều khoản đã cam kết của tổ chức phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. Trên thế giới, một số công ty đánh giá hệ số tín nhiệm khá uy tín là Moody’s, Standard &Poor’s (S&P), Fitch Ratings… Mỗi công ty có một thang điểm đánh giá riêng nhưng tựu trung lại đó chính là một thông số tham khảo quan trọng cho các nhà đầu tư hoặc đối tác của công ty được đánh giá.

Mô hình xếp hạng định mức tín nhiệm

Moody’s Investor Service (Moody’s), S&P, Fitch Investor Service hay thường được biết đến với tên gọi Fitch Ratings là 3 tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín, lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng định mức tín nhiệm trên thế giới. Các tổ chức này thu thập thông tin và hoạt động trên các thị trường tài chính lớn cũng như trên các thị trường mới nổi toàn cầu. Kết quả xếp hạng được giới đầu tư đánh giá rất cao.

Mô hình xếp hạng của Moody’s, S&P và Fitch Ratings được xây dựng rất chi tiết, thường xuyên cập nhật những thay đổi của môi trường kinh tế để luôn có được những đánh giá tốt nhất. Đối tượng xếp hạng của các tổ chức này bao gồm:

- Xếp hạng nợ: là các cấp xếp hạng được dành cho các khoản đầu tư như trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi (cổ phiếu thường không có tính chất của công cụ nợ nên được đánh giá thông qua hạng mức tín nhiệm của các nhà phát hành là công ty cổ phần).

- Xếp hạng các nhà phát hành: là cấp xếp hạng đánh giá khả năng của các nhà phát hành theo đồng nội tệ (công ty, các tổ chức bảo hiểm, quỹ đầu tư …) và các nhà phát hành theo đồng ngoại tệ (các tổ chức chính phủ, chính phủ…) thanh toán các nghĩa vụ tài chính của mình cho các nhà đầu tư đối với các công cụ tài chính.

- Xếp hạng tiền gửi ngân hàng: là các cấp xếp hạng đánh giá khả năng của các ngân hàng trong việc thanh toán nghĩa vụ về tiền lãi và vốn gốc đối với các khoản tiền gửi nội tệ lẫn ngoại tệ.

- Xếp hạng quốc gia: là cấp xếp hạng đánh giá khả năng tín dụng của một quốc gia cụ thể. Xếp hạng quốc gia cho ý kiến về rủi ro quốc gia, xem liệu một quốc gia có mất khả năng trả nợ các món nợ bằng đồng ngoại tệ hay không.


Quan điểm hiện nay về định mức tín nhiệm được tập trung vào 4 nguyên tắc chủ yếu. Các nguyên tắc này cho phép việc xếp hạng được chuyên sâu, không thiên vị, đúng thời gian, đúng thời hạn và có uy tín. Bốn nguyên tắc đó là:

- Phân tích tín nhiệm trên cơ sở từng đợt phát hành và định hướng khách hàng.

- Đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh và kèm theo xu hướng xem liệu một nhà phát hành có khả năng trả được nợ trong tương lai hay không.

- Đánh giá rủi ro một cách toàn diện về thống nhất dựa trên một hệ thống ký hiệu xếp hạng.

- Tính khả đoán về khả năng sinh lợi của một khoản đầu tư được đo bằng các nhân tố thúc đẩy hoặc kìm chế các nghĩa vụ tài chính của một nhà phát hành.

Tuy các mô hình định mức tín nhiệm của các công ty trên khác nhau nhưng nói chung đều phải tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản nêu trên để đảm bảo tính khách quan và hiệu quả của việc đánh giá, xếp hạng cũng như giữ uy tín của mỗi tổ chức định mức tín nhiệm.

Định mức tín nhiệm lĩnh vực ngân hàng

Do tính chất đặc biệt và nhạy cảm của ngành ngân hàng, vì vậy thông tin xếp hạng của các tổ chức này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của rất nhiều bên liên quan đến hoạt động ngân hàng như các NĐT, các cơ quan quản lý và chính ngân hàng được đánh giá.

Hiện nay, 3 mô hình định mức tín nhiệm của Moody’s, S&P và Fitch Ratings là những mô hình được đánh giá cao nhất trên thế giới. Mỗi mô hình đều có những ưu thế cũng như hạn chế riêng. Bằng việc so sánh 3 mô hình này (bảng 1), các công ty định mức tín nhiệm ở Việt Nam có thể xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí định mức tín nhiệm của mình. Bản thân các ngân hàng nếu được xếp hạng cao cũng sẽ thu hút được thêm các NĐT, giá trị của ngân hàng cũng vì thế mà tăng lên. Kết quả báo cáo xếp hạng cũng giúp hoạt động đầu tư, cấp tín dụng, bảo lãnh, hoạt động trong ngân hàng tránh được những rủi ro và tổn thất đáng tiếc.

Thực tiễn tại Việt Nam

Tại Việt Nam, ngày 4/6/2005, Trung tâm Đánh giá tín nhiệm Vietnamnet Ratings (CRV) thuộc Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC đã ra mắt. Vietnamnet Ratings là tổ chức chuyên cung cấp cho thị trường các dịch vụ thu thập thông tin, đánh giá xếp hạng, định mức tín nhiệm của các tổ chức tài chính và xếp hạng DN. Quy trình đánh giá của công ty gồm hơn 100 chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, được xử lý bởi phần mềm tính điểm với phương châm “Độc lập, khách quan và sát thực”. Tuy nhiên, sau khi bảng xếp hạng “chỉ số tín nhiệm” của 32 ngân hàng Việt Nam được CRV công bố lần đầu vào tháng 9/2012, nhiều người hoài nghi về tính xác thực và năng lực thẩm định của đơn vị này. Phương pháp định mức tín nhiệm dựa trên cơ sở thống kê của CRV được cho là cần kho dữ liệu lớn và có thời gian tích lũy thông tin lâu dài.

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện có Công ty cổ phần Tư vấn và Dịch vụ Thông tin Tín nhiệm Việt Nam (VNCIS) gọi tắt là Công ty Thông tin Tín nhiệm Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực thông tin kinh tế và xếp hạng tín nhiệm. Cho đến nay, công ty này mới xuất bản duy nhất một ấn phẩm “Xếp hạng tín dụng Top 1000 DN Việt Nam năm 2011” hợp tác với Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước (CIC). CIC có chức năng thu nhận, lưu trữ và phân tích, phân tích và xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước, thực hiện dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật. Do mục tiêu phục vụ hoạt động của hệ thống ngân hàng nên hiện CIC chưa xếp hạng tín nhiệm với các ngân hàng mà hiện chỉ xếp hạng tín dụng DN, tức là chỉ xếp hạng thuần túy các khách hàng của ngân hàng.

Ngoài ra, một đơn vị nữa thường hợp tác với CIC là Trung tâm Khoa học thẩm định tín nhiệm DN (CRC) cũng có kho dữ liệu đầy đủ với nguồn nhân lực gồm các chuyên gia nhưng hoạt động lại kém hiệu quả, không giúp ích cho các NĐT bởi CRC xác định định mức tín nhiệm không theo hạng mức cao thấp mà chỉ nhằm đánh giá xem tình hình tài chính của đối tượng đang ở mức an toàn hay không. Do những hạn chế của hoạt động định mức tín nhiệm của các tổ chức trong nước nên một số ngân hàng tại Việt Nam đã thuê tổ chức tín nhiệm uy tín như Moody’s, Fitch Ratings đánh giá hệ số tín nhiệm. Tuy vậy, do chưa quen thị trường và chưa có kinh nghiệm tại Việt Nam nên đánh giá của các tổ chức này còn gây nhiều tranh cãi.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh Từ các nguyên nhân nêu trên, theo ý kiến của người viết, mô hình định mức tín nhiệm phù hợp ở Việt Nam nên xây dựng dựa trên sự chắt lọc hợp lý từ mô hình của Moody’s có tính đến các yếu tố đặc thù của ngành ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, các đề xuất đưa ra như sau:

- Các chỉ tiêu định lượng 100%: Khả năng sinh lời chiếm 20% (gồm ROA 33,33%, ROE 33,33%, NIM 33,33%); tính thanh khoản 20% (H1 25%, H2 25%, H3 25%, H4 25%); an toàn vốn 20%; hiệu quả hoạt động 25%; chất lượng tài sản 15%;

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại thanh trì - Các chỉ tiêu định tính: Giá trị thương hiệu chiếm 10%; vị thế rủi ro 60% (bao gồm: quản trị xung đột lợi ích 15%, kiểm soát và quản trị rủi ro hoạt động 25%, tính minh bạch của báo cáo tài chính 13%, quản trị thanh khoản 17%, độ tập trung của rủi ro tín dụng 20% và rủi ro hệ thống 10%); môi trường pháp lý 10%; môi trường kinh doanh 20% (bao gồm: sự phát triển kinh tế khu vực 35%, sự ổn định của kinh tế khu vực 30%, tham nhũng 35%).

Ngoài ra, yếu tố minh bạch thị trường là yếu tố rất cần thiết cho một thị trường tài chính phát triển ổn định và lành mạnh. Vì vậy, hoạt động đánh giá định mức tín nhiệm trong thời gian tới cần có những quy định mang tính quốc gia, những hỗ trợ từ Chính phủ cũng như từ các tổ chức quốc tế.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Theo tapchitaichinh


Responses

0 Respones to "Định mức tín nhiệm ngân hàng"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page