Lạm phát giảm 2 tháng liên tiếp



Khuyến mãi rầm rộ vẫn không kéo nổi sức mua. Mặc dù mọi chi tiêu đều đổ dồn vào các sản phẩm thiết yếu, nhưng điều đáng lo ngại là ngay mức tiêu dùng cho các mặt hàng cần thiết hàng ngày như lương thực, thực phẩm cũng đang có chiều hướng giảm. Giữa bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm liên tiếp trong 2 tháng vừa qua, thì sự kém khởi sắc của sức mua đang làm dấy lên những nghi ngại về sự đình lạm của tiêu dùng và sản xuất.

Mặc dù CPI tháng 4 mới chỉ được công bố ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM với mức giảm tương ứng là 0,15% và 0,33%, nhưng nhiều chuyên gia đã dự báo lạm phát của cả nước cũng sẽ giảm trong tháng 4. Thực tế này khá tương đồng với sự kém sôi động của cầu tiêu dùng khi thị trường chưa có nhiều chuyển biến tích cực.

Cầu thiết yếu cũng giảm

Ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho biết thép là một trong những sản phẩm cốt yếu trong xây dựng cơ bản, nên sự tăng trưởng hay mức tiêu thụ của ngành này cũng ít nhiều phản ánh được sự sôi động hay trầm lắng của thị trường. Thế nhưng bức tranh "ảm đạm", "ế ẩm" vẫn là điệp khúc được lặp lại với ngành thép trong nhiều tháng qua.

Cũng bởi sau 1 tháng giảm sâu thì tháng cuối cùng của quý I được kết thúc với một chút hy vọng từ thị trường khi sản lượng tiêu thụ thép đạt 450.000 tấn. Bước sang đầu quý II, những tưởng thị trường sẽ khởi sắc hơn do tác động từ các chính sách tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, thì lượng tiêu thụ lại giảm xuống còn 400.000 tấn. Ông Nghi cho biết trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đã có sự cải thiện ổn định hơn, nhưng tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) trong ngành lại "ảm đạm" hơn khi tăng trưởng của quý I chỉ ở mức thấp: chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Thị trường thép chưa có chuyển biến gì tích cực. Tiêu thụ vẫn chậm và đầu ra chưa được cải thiện. Cũng bởi đầu ra cho ngành thép là bất động sản thì vẫn đang loay hoay chưa gỡ được; đầu tư công chưa được triển khai nhiều do thiếu ngân sách để giải ngân, còn các dự án ODA thì chưa có vốn đối ứng. Với tình hình này, VSA dự báo hết quý II chắc vẫn chưa có khởi sắc, nên chỉ hy vọng vào cuối năm. Tăng trưởng toàn ngành chỉ đạt 3%", ông Nghi nói.

Cùng với sự "đóng băng" của bất động sản làm cho một loạt ngành sản xuất vật liệu xây dựng điêu đứng, thì các mặt hàng xa xỉ, cao cấp cũng cùng chung cảnh ngộ. Ông Bùi Viết Phong - Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu HAPACO, chuyên phân phối các sản phẩm tiêu dùng nhập khẩu cao cấp, chia sẻ: vấn đề làm đau đầu các DN là tháo gỡ đầu ra, giảm áp lực hàng tồn kho. Với xu hướng thắt chặt chi tiêu, nên cầu tiêu dùng chỉ tập trung vào các sản phẩm thiết yếu, doanh thu của quý I của công ty này đã giảm đến 27% và tồn kho hàng lên đến 40 ngày, trong khi mức thông thường là 30 ngày.

Theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, hiện các DN siêu thị trên địa bàn đang đẩy mạnh các chương trình kích cầu, khuyến mãi để kích thích sức mua. Tuy nhiên, cầu tiêu dùng của người dân vẫn không được cải thiện nhiều, và chỉ tập trung vào một số mặt hàng cần thiết.

Dẫn chứng về điều này, ông Phú cho biết trong quý I, tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 4,5%, là mức thấp hơn cả mức tăng cùng kỳ năm 2012 là 4,7%. Theo khảo sát từ các siêu thị, mặc dù giá nhiều mặt hàng giảm nhưng mức tiêu dùng cho dịp Tết năm 2013 không tăng trưởng so với năm 2012. Đơn cử như mức giá bình quân của một giỏ hàng Tết thông thường là 300.000 đồng, đã giảm xuống còn 270.000 đồng, nhưng tiêu thụ vẫn chậm.

Tái diễn nỗi lo đình lạm?

Đặc biệt, trong cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng, có đến 65% ngân quỹ dành cho các mặt hàng thiết yếu là lương thực, thực phẩm (trong khi con số này trước đó là 45 - 50%). Hàng loạt sản phẩm như điện máy, hàng cao cấp, dịch vụ gia đình, bàn ghế, xe máy... có tỷ lệ tiêu dùng giảm mạnh và lượng hàng tồn kho tăng cao. "Cơ cấu nhóm hàng lương thực, thực phẩm ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu chi tiêu, ngày càng có vai trò quan trọng trong điều tiết xu hướng mua sắm của người tiêu dùng. Những khoản chi tiêu không cần thiết bị cắt giảm và chỉ tập trung cho tiêu dùng thiết yếu. Tôi rất lo ngại về nguy cơ đình lạm diễn ra và sự suy thoái về tiêu dùng", ông Phú lo lắng.

Trong bối cảnh ấy, những tưởng DN trong ngành lương thực - thực phẩm sẽ "sống khỏe", thế nhưng ngay cả những thương hiệu lớn trên thị trường cũng bị ảnh hưởng bởi sức mua giảm. Ông Trần Tấn An - Phó TGĐ Công ty Vissan, cho biết nhu cầu mua sắm các sản phẩm thực phẩm của công ty đã giảm từ 10 - 12% so với cùng kỳ năm. Người tiêu dùng ngày càng thắt chặt chi tiêu và chỉ mua hàng khi thật cần thiết với những sản phẩm có giá rẻ, nên Vissan đã phải giảm giá nhiều mặt hàng xuống mức từ 15 - 16% để kích cầu tiêu dùng. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu của DN, với mức giảm tương ứng khoảng 10% và ít nhiều tác động đến lợi nhuận.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Mức giảm này cho thấy sự tương đồng nguyên nhân chính khiến CPI của Tp.HCM âm trong tháng 4 là do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm mạnh. Kinh doanh của các tiểu thương ế ẩm, hàng hóa thực phẩm mặc dù giảm giá nhưng vẫn không hút được người tiêu dùng.

Sức mua kém không phải là câu chuyện mới được bàn luận. Suốt cả năm 2012, khi cầu tiêu dùng suy giảm mạnh, tồn kho tăng cao, vấn đề này đã trở thành "cơn ác mộng" với nhiều DN. Thậm chí, có thời điểm, các chuyên gia còn đặt ra nhiều nghi ngại về nguy cơ đình lạm của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều đáng băn khoăn là đến thời điểm này, khi có rất nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN, khơi thông đầu ra cho sản phẩm đã được ban hành và chỉ đạo triển khai mạnh mẽ, nhưng tồn kho và tiêu thụ kém khởi sắc vẫn làm đau đầu không ít DN.

--------------------------------------

Nguy cơ luẩn quẩn

Ông Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế
------------------------------------
Việc CPI giảm ở 2 thành phố lớn đã phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa sức mua - tồn kho với chỉ số tiêu dùng. CPI giảm: vui thì ít mà lo thì nhiều, bởi giảm ở đây không phải do nỗ lực từ việc tăng năng suất, chất lượng, hay nội lực sản xuất được nâng cao, mà do tồn kho cao và sức mua vẫn yếu. Thực tế cho thấy giá xăng tăng mạnh vừa qua cũng không thể tác động ngay đến CPI như thông thường, bởi người bán không thể tăng giá được nữa do sức mua quá kém. Đây là diễn biến đáng lo ngại, bởi tác động của Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn vẫn còn "trên giấy", giải pháp đưa ra chưa thực sự tháo gỡ được khó khăn. Do đó, nếu không triển khai mạnh mẽ và quyết liệt các chính sách, vực dậy sản xuất, tiêu dùng thì tình trạng này còn kéo dài, tạo nên nguy cơ luẩn quẩn của nền kinh tế khi sức mua giảm sẽ làm tồn kho tăng, nợ xấu cũng khó giải quyết và tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại, từ đó tăng trưởng kinh tế cũng khó đạt như kỳ vọng.


Chú ý giá thực phẩm

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh Ông Betty Rui Wang - Chuyên gia Ngân hàng Standard Chartered
------------------------------------
Giá cả thực phẩm đã bắt đầu tăng trở lại sau khi hạ nhiệt trong năm ngoái, một xu hướng đối lập so với tỷ lệ lạm phát lõi thấp trong thời gian gần đây. Chúng tôi nhận thấy giá thực phẩm gia tăng là một nguy cơ tiềm ẩn gây sức ép lên lạm phát do nhóm thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn (39,93%) trong rổ hàng hóa tính CPI. Chúng tôi cũng dự đoán lạm phát sẽ tăng cao hơn trong quý II/2013.


Giảm thuế giá trị gia tăng

Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội
------------------------------------
Mặc dù tồn kho có giảm nhưng kết quả đó là do DN không sản xuất nữa, chỉ tiêu thụ hàng trong kho. Mức giảm này không phải tích cực, do nỗ lực giảm của DN và thị trường, mà do khó khăn của sản xuất vẫn còn. Do đó, cần tính đến khả năng CPI giảm tiềm ẩn nguy cơ đình lạm, suy giảm sản xuất tiêu dùng mạnh mẽ. Khuyến mãi kích cầu nhiều nhưng tiêu thụ vẫn không bằng mọi năm, cũng bởi mức thuế giá trị gia tăng hiện nay quá cao, đã đánh trực tiếp vào túi tiền người tiêu dùng, nên với ngân quỹ hạn hẹp, giá tăng nhưng lương không tăng, nên người dân phải thắt chặt chi tiêu hơn. Trong khi nguy cơ này còn nguy hiểm hơn lạm phát, nên cần tính tới việc hỗ trợ giảm thuế giá trị gia tăng là cần thiết để tháo gỡ cầu tiêu dùng. Ngoài ra, các DN cũng cần thay đổi quan niệm trong chính sách giảm giá, đưa ra khuyến mãi nhưng mức giá vẫn chưa đủ kích thích người tiêu dùng thì cũng không khả thi.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại ba đình Theo thoibaokinhdoanh


Responses

0 Respones to "Lạm phát giảm 2 tháng liên tiếp"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page