Ngân hàng - doanh nghiệp: nghịch lý lớn – bé



Theo lộ trình của Đề án 254, trong năm 2014 dự kiến 7 ngân hàng nhỏ, yếu sẽ bị sáp nhập hợp nhất và như vậy, lũy kế sẽ có 15-17 thương hiệu ngân hàng "biến mất" khỏi thị trường bởi sự nghiệt ngã của tái cấu trúc. Nhưng vấn đề đặt ra là sau đây, với một nền kinh tế mà đa phần là DN nhỏ và vừa (DNNVV) lại chỉ có các ngân hàng lớn thì DN sẽ gặp nhiều khó khăn.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh
Quy mô lớn chưa phải đã mạnh

Thời hạn năm 2015 đã khá gần, theo đó Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 đặt ra lộ trình, đến năm 2015 hoàn thành cơ bản xử lý nợ xấu. Vì thế, thời điểm này hoạt động mua bán-sáp nhập ngân hàng diễn ra rầm rộ. Bước đi đầu tiên của tiến trình tái cơ cấu ngân hàng được đánh dấu bằng động thái khoanh vùng nhóm tổ chức tín dụng yếu kém của NHNN. Hoạt động mua bán-sáp nhập cũng đã diễn ra khá trôi chảy sau khi 9 ngân hàng yếu kém (bao gồm: SCB, Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa, Habubank, Tienphongbank, GP Bank, Navibank, TrustBank và Western Bank) đã hoàn thành việc cần cơ cấu lại. Trong giai đoạn hai, cơ quan quản lý mà đích danh là NHNN yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phê duyệt và chỉ đạo triển khai quyết liệt phương án cơ cấu lại đối với từng ngân hàng. Mục đích cũng được đặt rõ đến năm 2017, số lượng ngân hàng sẽ giảm từ 39 xuống khoảng 15. Như vậy, việc các ngân hàng nhỏ với số vốn điều lệ còn ở mức khiêm tốn trên dưới 3.000 tỷ đồng tương lai sẽ về tay các ngân hàng lớn là điều khó tránh khỏi.

Vì thế, để củng cố chỗ đứng, "phong trào" nâng vốn điều lệ để đáp ứng Nghị định 141/NĐ-CP (2006) diễn ra ở khắp các ngân hàng. Tuy nhiên, theo TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Kinh tế BDI tiền nhiều chưa chắc đã mạnh bởi "quy mô cũng quan trọng nhưng chất lượng hoạt động sẽ quyết định sự tồn tại. Đừng nghĩ phương châm too big too fail (lớn để khỏi chết) luôn đúng. Sụp đổ hay không không phụ thuộc vào quy mô lớn hay bé. ở Mỹ, ngân hàng lớn chết trước cả ngân hàng nhỏ, ông Nghĩa nói.

dịch vụ làm báo cáo tài chính tại tỉnh Bình Dương
TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cũng cảnh báo, nếu hệ thống ngân hàng tập trung quá nhiều vào các ngân hàng lớn sẽ gây những rủi ro trong tương lai vì những ngân hàng này có thể tạo ảnh hưởng lớn về chính sách, thậm chí thao túng thị trường... Mặt khác, các DNNN nói chung vốn được đánh giá không cao về khả năng thay đổi để thích ứng, cạnh tranh trên thị trường như các DN tư nhân. Do đó, hệ thống ngân hàng cần có sự phát triển cân đối giữa khối ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân.

Vốn nào cho DN nhỏ?

Có một thực tế, nhiều DN nhỏ hoặc mới khởi nghiệp than phiền rằng, rất ít khi tiếp cận được vốn ở các ngân hàng lớn, trong khi cũng bộ hồ sơ đó, lại được các ngân hàng nhỏ chào đón, dù là với lãi suất cao hơn. Vậy, vấn đề đặt ra là khi bị hợp nhất, sáp nhập, các ngân hàng lớn có quan tâm đến cộng đồng này?

Từ trước tới nay, các DNNVV đều gặp khó khăn khi vay vốn. Lý do mà ngân hàng đưa ra là do các DNNVV thường hạn chế về tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh, năng lực lãnh đạo... Thời điểm các ngân hàng vào mùa tăng trưởng, có nơi trong một tháng giải ngân được vài ba nghìn tỷ đồng, nhưng thực tế, phần lớn nguồn tín dụng này mới chỉ đổ vào các DN lớn, trong khi khối DNNVV vẫn rất khó tiếp cận vốn.

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, thực tế đang tồn tại một nghịch lý đó là: những DN khỏe, dòng tiền ổn định không cần vay tiền thì luôn được các ngân hàng mở rộng cửa, trong khi một bộ phận lớn DN nhỏ, mới khởi nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro để mở rộng SXKD, tạo ra sự đổi thay cho kinh tế đất nước thì ít ai quan tâm. Chính các quy định ngặt nghèo của luật pháp và tâm lý an toàn đã cản trở DN khởi nghiệp.

Thế nên, sẽ cần thêm nhiều giải pháp để giải quyết nghịch lý lớn - bé trong tái cơ cấu DN, để đưa dòng tiền lưu thông & đem lại hiệu quả cho nền kinh tế.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Nguồn Thuế Nhà Nước




Responses

0 Respones to "Ngân hàng - doanh nghiệp: nghịch lý lớn – bé"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page