Cơ hội và thách thức từ tự do hóa thị trường lao động ASEAN



Ngày 9-7, tại TP.HCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo “Tự do hóa thị trường lao động ASEAN – cơ hội và thách thức cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam”.

Các DN cần có chiến lược về nguồn lao động khi tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN. Ảnh: Nguyễn Huế.

Thị trường lao động lớn

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ASEAN đang được đánh giá là một trong những khu vực có nguồn lao động tiềm năng và nguồn lực dồi dào nhất trên thế giới. Với 660 triệu dân, trong đó có 220 triệu dân số đang trong độ tuổi lao động, ASEAN được xem là nơi có cơ cấu dân số vàng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia và khu vực. Bên cạnh đó, ASEAN hiện đang có 14 triệu lao động đang di cư với 6,5 triệu lao động đã di cư sang các quốc gia khác ngoài ASEAN cho thấy, xu hướng tự do hóa thị trường lao động của ASEAN đang phát triển với tốc độ nhanh.

Theo ông Lê Triệu Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương, quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng trong ASEAN ở các lĩnh vực như tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ (hiệp định ATIGA), tự do hóa thuế quan, thỏa thuận thương mại ASEAN (CEPT/AFTA) đã giúp hàng hóa giữa các nước trong khu vực được lưu chuyển tự do và xóa bỏ thuế xuất đối với 100% số dòng thuế thuộc danh mục thông thường cũng như chuẩn bị đưa thuế suất về 0% với 93% danh mục thông thường từ năm 2015.

Do vậy, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được kỳ vọng ra đời vào năm 2015, các DN Việt cần hết sức linh hoạt, nhạy bén và sớm nhận diện những cơ hội tiềm năng từ AEC để thúc đẩy quá trình phát triển quy mô sản xuất nhằm hướng đến thị trường ASEAN và các thị trường khác mà ASEAN đã ký kết như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Trong khi đó, lao động là một nhân tố vô cùng quan trọng tác của quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, khi AEC được ký kết sẽ tác động trực tiếp tới thị trường lao động của các nước nói riêng và của khu vực nói chung. Theo đó, việc lưu chuyển lao động trong khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình hợp tác và lưu thông thương mại giữa các nước.

Nắm vững thỏa thuận công nhận lẫn nhau

Xu hướng di chuyển lao động song phương đang diễn ra khá phổ biến trên thế giới, vì nguồn lao động nhập cư sẽ bù đắp những thiếu hụt cho nguồn lao động có kỹ năng ở các quốc gia. Vì vậy, sự phát triển của thị trường lao động, sự di chuyển lao động của các nước và đặc biệt là sự tự do di chuyển của những lao động có tay nghề sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.

Theo khảo sát của ILO, hiện tại ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myamar, lực lượng lao động dồi dào và khá trẻ nhưng tỷ lệ đào tạo, kỹ năng nghề tương đối thấp. Trong khi đó ở các nước đã phát triển như Singapore, Malaysia, Thái Lan, lao động đang có xu hướng già đi. Vì vậy, với các nước có nguồn lao động nhiều, trẻ thì đây là một cơ hội để phát triển thị trường lao động của mình trong thời gian tới.

Tuy nhiên, theo bà Jae-Hee Chang, Chuyên viên cao cấp của ILO, trước thềm 2015, khi tự do lưu chuyển lao động có tay nghề của các nước ASEAN được ký kết, thì trước mắt các quốc gia của ASEAN nên nắm vững và vận dụng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) để tạo thuận lợi cho việc di chuyển, xuất khẩu lao động trong thời điểm hiện tại.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thanh xuân
Hiện nay MRAs đã được ký kết ở một số lĩnh vực như: người hành nghề y, nha khoa, y tá; dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn; dịch vụ kiến trúc, dịch vụ đo đạc. Theo đó, MRAs sẽ công nhận kỹ năng, bằng cấp được đào tạo giữa các quốc gia để các lao động được dễ dàng di chuyển cùng với những nới lỏng về visa, thời gian lưu trú…t ừ đó tạo điều kiện cho các DN xuất khẩu lao động trong quá trình đưa lao động xuất khẩu đến các nước trong khu vực.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hoàng mai Bên cạnh đó, các DN cần chú ý tới khung tham chiếu trình độ ASEAN (ARQF) để nắm bắt các quy định về kỹ năng tay nghề, bằng cấp ở từng quốc gia khi áp dụng cho các lao động ở nước khác trong khu vực để có những chuẩn bị và đầu tư trước khi thực hiện đưa lao động của nước mình xuất khẩu sang nước ASEAN.

Chính vì vậy, ngay từ bây giờ các DN cần phải xây dựng các chiến lược về lao động để nâng cao chất lượng cũng như sức cạnh tranh của nguồn nhân lực. Theo đó, bên cạnh việc chú trọng đầu tư nguồn nhân lực đã được đào tạo, có kỹ năng nghề cao, có trình độ chuyên môn cao thì việc nâng cao sức hấp dẫn hình ảnh DN là điều kiện quan trọng để đáp ứng kỳ vọng cho người đến làm việc cũng như cho quá trình xuất khẩu lao động.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Nguồn Báo Hải Quan


Responses

0 Respones to "Cơ hội và thách thức từ tự do hóa thị trường lao động ASEAN"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page