Mua nợ xấu theo giá trị sổ sách



Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sẽ mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) theo 2 phương án, theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành hoặc mua nợ xấu của TCTD theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt.

Việc mua nợ xấu theo giá trị sổ sách khiến dư luận rất quan tâm. Bởi có thể giá trị tài sản cho vay từ 100 tỷ giờ sụt giảm xuống còn 50 tỷ thậm chí thấp hơn nữa thì rất khó hiểu. Vì vậy, nếu VAMC mua nợ xấu theo giá trị sổ sách, ngân hàng sẽ có lợi. Tuy nhiên, trên thực tế không phải hoàn toàn như vậy.

NHNN sẽ ưu tiên mua nợ xấu bằng trái phiếu theo 100% giá trị sổ sách (chỉ mua nợ gốc, trừ đi phần đã trích lập dự phòng rủi ro). Do không phải định giá, thỏa thuận giá cả của các khoản nợ xấu nên VAMC sẽ xử lý nợ xấu rất nhanh.

Tại sao mua nợ xấu bằng giá sổ sách?

Giải thích về việc VAMC sẽ mua nợ xấu của TCTD theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt, Ts. Lê Xuân Nghĩa cho biết phần lớn nợ xấu tại các TCTD đều là bất động sản. Đồng thời, các bất động sản này đều thuộc về các cổ đông lớn hoặc những người có liên quan.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại quận 3 Hiện nay, thị trường bất động sản đóng băng, giá tài sản đã sụt giảm nghiêm trọng, thấp hơn nhiều lần so với giá trị sổ sách, nhưng vì quyền lợi riêng, cổ đông lớn hoặc những người có liên quan có thể chưa chịu xử lý các khoản nợ xấu bất động sản này ngay lập tức.

Cho nên, việc mua theo giá trị sổ sách sẽ được cổ đông lớn đồng ý thực hiện nhanh và không phải đắn đo nhiều về các mức giá thị trường khác nhau. Và, VAMC cũng sẽ có các biện pháp kỹ thuật để hạn chế gian lận trong việc định giá sổ sách các khoản nợ trên của TCTD.

Theo Ts. Lê Xuân Nghĩa, VAMC sẽ áp dụng biện pháp kỹ thuật bắt buộc các TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ đã bán cho VAMC là 20%/năm. Sau 5 năm sẽ chiết khấu hết toàn bộ khoản nợ xấu đã bán.

Như vậy, với kỹ thuật trích lập dự phòng rủi ro, đánh thẳng vào lợi nhuận ngân hàng bằng cách bắt các NHTM phải giảm lợi nhuận, thậm chí trừ vào vốn tự có để xử lý nợ xấu. Nếu không muốn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, ngân hàng buộc phải đẩy mạnh tín dụng ra thị trường để tăng thêm lợi nhuận bù đắp cho phần trích lập trên. Và trái phiếu đặc biệt là phương tiện để đảm bảo thanh khoản, gây sức ép để ngân hàng đẩy vốn ra.

Về việc trích lập dự phòng rủi ro, nhiều TCTD có thể tìm cách lách, cho rằng đó chưa phải là nợ xấu và không trích lập dự phòng rủi ro. Nhưng khi VAMC mua nợ từ TCTD và nhận về trái phiếu đặc biệt, TCTD buộc phải trích lập 20% dự phòng rủi ro tín dụng. Nhờ vậy, có thể hạn chế được hành vi gian dối, trốn trích lập dự phòng rủi ro của các TCTD.

Một khi các TCTD bán nợ cho VAMC, tài sản thế chấp của doanh nghiệp nằm ở VAMC thì sẽ không còn tài sản gì để vay vốn tiếp từ ngân hàng. Để hỗ trợ doanh nghiệp khi kẹt vốn và không thể vay ngân hàng do không còn tài sản đảm bảo, VAMC giúp biến nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp, tái cơ cấu nợ/giãn nợ, tài trợ trực tiếp (tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp) hoặc bảo lãnh cho vay đối với doanh nghiệp.

Ngân hàng vẫn nguy hiểm

Trong khối nợ xấu có nợ nhóm 4, nợ nhóm 5 và thay vì việc phải trích lập dự phòng rủi ro 50%, thậm chí là 100% ngay lập tức thì nay mỗi năm NH chỉ phải trích lập dự phòng rủi ro 20% và sau 5 năm trích lập đủ 100% dự phòng rủi ro, khoản nợ xấu sẽ được xóa. Theo Ts. Nguyễn Đức Thành, VAMC hiện nay chỉ mới giải quyết giữa các chủ nợ với nhau mà chưa giải quyết các con nợ. Trong khi đó, con nợ là người tạo ra nợ xấu, nên cần phải tính giải pháp trả nợ của con nợ.

Việc mua bán nợ xấu theo giá trị sổ sách đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường mua bán nợ xấu thắc mắc: Đã là nợ xấu thì phải mua bán theo giá thị trường mới công bằng, chứ mua theo giá sổ sách, nếu nhà đầu tư không chấp nhận thì nợ xấu sẽ càng xấu thêm. Một số chuyên gia khác cho rằng việc trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu của VAMC có thể khiến một số ngân hàng phá sản, nếu NHNN không tái cấp vốn.
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Quận 7
Với trái phiếu đặc biệt mà VAMC phát hành, các ngân hàng có thể đem chiết khấu tại NHNN giống như tái cấp vốn với tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên, theo Ts. Nguyễn Trí Hiếu, nếu trong trường hợp vì một lý do nào đó NHNN không chiết khấu để tái cấp vốn thì NHTM cũng phải chịu.

Hơn nữa, nợ xấu có khả năng quay lại ngân hàng nếu sau 5 năm vẫn chưa được xử lý. Tuy nhiên, khi đó, khoản nợ sẽ được hạch toán ngoại bảng, vì NHTM đã trích lập 100% cho giá trị món nợ này trong 5 năm trước đó. Sau 5 năm không xử lý được, NHTM phải trả trái phiếu cho VAMC, nhận lại món nợ xấu, đưa ra ngoại bảng và tiếp tục chịu trách nhiệm trước cổ đông về xử lý món nợ xấu này.

Hơn nữa, khoản trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu 20% là rất lớn. Cho nên, NHNN cũng nên xem xét một chương trình tái cấp vốn cho một số NHTM (ngoài việc tái cấp vốn qua việc chiết khấu trái phiếu đặc biệt), nếu không, một số ngân hàng, trước khi xử lý được nợ xấu của mình đã kiệt sức giữa đường vì khoản trích lập dự phòng 20%.

Ts. Lê Xuân Nghĩa nhận định, xác suất AMC xử lý nợ xấu thành công ở mức 96%, ACM sẽ mua trước đối với nợ nhóm 4 và nợ có tài sản đảm bảo. Sau 5 năm hoạt động, VAMC sẽ chuyển thành ngân hàng đầu tư (Investment Banking). Hiện các NHTM cũng đang được yêu cầu tách chức năng đầu tư ra khỏi hoạt động kinh doanh chính, hạn chế sử dụng tiền huy động của dân chúng để đầu tư do tính rủi ro khá cao.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Theo thoibaokinhdoanh




Responses

0 Respones to "Mua nợ xấu theo giá trị sổ sách"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page