Doanh nghiệp TP.HCM chủ động mở rộng thị trường XNK



  Báo cáo tại kì họp thứ 14, HĐND TP.HCM khóa VIII, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Lê Văn Khoa cho biết, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc có khả năng diễn biến theo chiều hướng xấu ảnh hưởng đến hoạt động XNK giữa hai nước, trong ngắn hạn sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) và hoạt động xuất, nhập nhập khẩu (XNK) của TP.HCM. Tuy nhiên trong trung và dài hạn đây cũng là cơ hội để DN thành phố tái cấu trúc lại thị trường XNK, nâng cao nội lực, tăng khả năng cạnh tranh.

DN TP.HCM tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến XK để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Huế.

XK giảm nhẹ, NK tăng

Theo báo cáo của Sở Công Thương TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2014 kim ngạch XK của các DN vào thị trường Trung Quốc đạt 1,04 tỉ USD, giảm 2,5% kim ngạch NK đạt 3,06 tỉ USD, tăng 16%, so với cùng kì 2013.

Phân tích sự ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc đối với hoạt động XNK của thành phố trong trường hợp quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có diễn biến xấu, ông Lê Văn Khoa cho biết, có một số mặt hàng của thành phố có tỉ trọng XK lớn vào thị trường Trung Quốc như máy tính, sản phẩm linh kiện điện tử, gạo, rau quả, cao su. Trong đó, mặt hàng máy tính, sản phẩm linh kiện điện tử hiện tại chủ yếu do khố DN FDI sản xuất và XK (chiếm 99%). Các DN này là các tập đoàn lớn, có thị trường ổn định nên không bị ảnh hưởng bởi thị trường XK.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh
Về mặt hàng gạo, hiện tại XK sang Trung Quốc chiếm khoảng 15,7%. Tuy nhiên, hiện tại các DN đang đa dạng hóa thị trường nên mức độ lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc không lớn. Riêng mặt hàng rau quả, tuy Trung Quốc là thị trường trọng điểm, chiếm tỉ trọng 46,5% nhưng cũng chỉ có mặt hàng ray củ quả tươi là có bị ảnh hưởng còn các sản phẩm chế biến chủ yếu XK qua Nhật Bản, Mỹ, EU). Do vậy, nếu có diễn biến bất lợi từ thị trường Trung Quốc, các sản phẩm rau quả tươi có thể tăng cường XK sang Malaysia, Singapore, Thái Lan do khoảng cách địa lí từ TP.HCM sang các thị trường này tương đối gần. Tuy nhiên kim ngạch XK cũng có thể bị ảnh hưởng từ 7% đến 10%.

Tương tự đối mặt hàng cao su, ngoài thị trường Trung Quốc (chiếm tỉ trọng khoảng 16,3%), thị trường XK cao su còn tập trung ở Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc. Do vậy, mức độ lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc không cao.

Theo ông Lê Văn Khoa, bên cạnh các mặt hàng XK nêu trên, còn có một số mặt hàng NK có thể chịu ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc như nguyên liệu phục vụ cho XK hàng dệt may, da giày, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị, máy vi tính. Trong đó, nguyên liệu vải phục vụ cho sản xuất XK hàng dệt may NK từ Trung Quốc chiếm trên 39%. Tuy nhiên, khối DN FDI chiếm 53,6% và khối DN trong nước chiếm 46,4%. Khối FDI thường chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào nên không bị ảnh hưởng. Khối DN trong nước có 70% DN gia công, do đối tác cung cấp nguyên vật liệu nên cũng ảnh hưởng không đáng kể, ảnh hưởng nhiều là các DN sản xuất theo phương thức FOB, ODM. Hiện các DN nghiên cứu chủ động chuyển hướng NK nguyên liệu từ Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản. Tuy nhiên, trong thời gian đầu có thể làm tăng chi phí từ 10% đến 15%.

Tương tự, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất da giày, tỉ trọng NK từ Trung Quốc chiếm khoảng 24,1%. Giống như ngành dệt may, các DN FDI chiếm 82% trong ngành da giày nên không chịu tác động từ thị trường Trung Quốc nếu có diễn biến xấu. Các DN trong nước thì có thể NK nguyên phụ liệu từ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, và chi phí ban đầu có thể tăng thêm từ 7% đến 10% . Riêng mặt hàng thuốc trừ sâu có thể chịu tác động lớn khi thị trường Trung Quốc có diễn biến không thuận lợi do mặt hàng này chủ yếu được sản xuất ở Trung Quốc, do đó nếu có chuyển thị trường thì giá NK có thể tăng từ 15% đến 20%.

Về máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng mặc dù có tỉ trọng NK từ Trung Quốc trên 23% nhưng chủ yếu là NK theo các dự án của các DN FDI Trung Quốc, Đài Loan. Riêng các máy móc phục vụ cho sản xuất, thời gian sử dụng lâu dài các DN có thể tính toán lộ trình và NK từ các nước có công nghệ tiên tiến do đó mức độ ảnh hưởng không lớn. Đối với mặt hàng sắt thép, tuy vẫn phải NK từ Trung Quốc một số mặt hàng đặc thù tuy nhiên các DN cũng có thể NK các mặt hàng này từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

Cơ hội tái cấu trúc cho DN

Theo nhận định của ông Lê Văn Khoa, trước quan hệ Việt Nam- Trung Quốc có khả năng diễn biến theo chiều hướng xấu ảnh hưởng đến hoạt động XNK giữa hai nước, nên trong ngắn hạn sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN và hoạt động XNK của thành phố. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn đây cũng là cơ hội để DN thành phố tái cấu trúc lại thị trường XNK, nâng cao nội lực, tăng khả năng cạnh tranh.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại Hải Phòng
Cụ thể, các DN sẽ có cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng XK, NK nhiều từ thị trường Trung Quốc như rau củ quả tươi, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, thuốc trừ sâu, sắt thép. Đây sẽ là cơ hội để chuyển đổi thị trường, đa dạng hóa thị trường XNK. Theo ông Lê Văn Khoa, hiện TP.HCM có quan hệ với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đồng thời Chính phủ cũng đang đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng đối với Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản nên đây sẽ là cơ hội tốt để các DN mở rộng thị trường XK, tránh phụ thuộc quá lớn vào một thị trường.

Bên cạnh việc mở rộng thị trường XK, các DN còn cơ cơ hội chuyển đổi đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến. Trong thời gian qua, nhiều DN đã mua máy móc công cụ từ Trung Quốc do giá rẻ, và phương thức thanh toán nhanh, linh hoạt. Tuy nhiên, các máy móc thiết bị này có tuổi thọ ngắn, tốn nhiên liệu, chất lượng sản phẩm làm ra thấp. Do vậy, về lâu dài dùng máy móc hiện đại từ Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ hiệu quả cao hơn. Do vậy có thể coi đây là cơ hội để các DN đổi mới để nâng cao hiệu quả và chất lượng sản xuất.

Đặc biệt, trước áp lực cần chủ động về nguồn nguyên phụ liệu để tránh phụ thuộc đồng thời đáp ứng yêu cầu từ các Hiệp định thương mại tự do mới, nhiều DN đã và đang từng bước chủ động hơn về nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, XK. Điển hình như Công ty dệt may Gia định đang đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng đã đầu tư 5 dự án công suất sản xuất sợi và đầu tư nhà máy sản xuất vải…

Về phía Sở Công Thương, ông Lê Văn Khoa cho biết, để hỗ trợ cho các DN đa dạng hóa thị trường XNK, Sở Công Thương cũng đã tham mưu cho UBND TP.HCM có những chính sách hỗ trợ DN phát triển thị trường nội địa, kết nối cung cầu hàng hóa, đồng thời đề xuất, Chính phủ có những chính sách hỗ trợ DN chuyển đổi, mở rộng thị trường XNK
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Nguồn Báo Hải Quan


Responses

0 Respones to "Doanh nghiệp TP.HCM chủ động mở rộng thị trường XNK"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page