Cách hạch toán hàng khuyến mãi, quảng cáo không thu tiền




Hướng dẫn cách hạch toán hàng khuyến mãi, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo Thông tư 133 và 200. Cách hạch toán hàng được nhận khuyến mãi. Quy định về hàng khuyến mãi, quảng cáo ...


I) Quy định về sản phẩm, hàng hóa khuyến mãi, quảng cáo:
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại cầu giấy từ liêm
1. Quy định về Luật Thương mại:
- Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phải theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Tức là phải đăng ký với Sở công thương những sản phẩm đó.


2. Cách viết hóa đơn GTGT:
Theo Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

3. Quy định về Thuế GTGT:
Theo khoản 5 điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định giá tính thuế như sau:
"5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho."

Như vậy:
- Nếu hàng khuyến mãi đăng ký với Sở Công thương thì: Giá tính thuế bằng 0, tức là Không phải nộp thuế GTGT.
- Nếu không đăng ký với Sở công thương thì các bạn phải kê khai, tính nộp thuế như hàng cho biếu tặng.

Theo khoản 5 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
"5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ."

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Như vậy: Hóa đơn đầu vào hàng khuyến mãi được khấu trừ.

4. Quy định về Thuế TNDN:
Theo điểm 2.2.1 khoản 2 điều 6 Thông tư 78/2014/T-BTC:
"2.21. Phần chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.'"

Nhưng theo khoản 4 điều 1 Luật số 71/2014/QH13:
"4. Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9."

Như vậy:
- Năm 2014: Chi phí khuyến mại được tính vào chi phí được trừ nhưng không được vượt quá 15% tổng số chi phí được trừ.
- Từ năm 2015: Chi phí khuyến mại không bị khống chế mức 15% nữa. (Được trừ toàn bộ)


II) Cách hạch toán hàng khuyến mãi, quảng cáo không thu tiền theo Thông tư 133 và 200:

1. Đối với bên bán:

- Đối với hàng hóa mua vào hoặc sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dùng để khuyến mại, quảng cáo (theo pháp luật về thương mại), khi xuất sản phẩm, hàng hóa:

a) Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa, ghi:
Lớp học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá) (Theo TT 200)
Nợ TK 6421 (Nếu theo Thông tư 133)
        Có các TK 155, 156.

b) Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).

- Khi xuất hàng hóa khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
        Có TK 155, 156 (giá thành sản xuất, giá vốn hàng hoá)

- Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm, hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại, quảng cáo, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131…
        Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
        Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

2) Đối với bên Đại lý, nhà phân phối:

- Trường hợp DN có hoạt động thương mại được nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối:

+ Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ).

+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:

Nợ TK 156 - Hàng hoá (theo giá trị hợp lý)
        Có TK 711 - Thu nhập khác.

3. Đối với bên mua:

a. Khi nhận được hàng khuyến mãi:
cách hạch toán hàng khuyến mãi, quảng cáo, hàng mẫu

Nợ TK – 156: Hàng hóa
      Có TK – 711: Giá trị hàng khuyến mãi

b. Khi xuất bán khuyến mãi:
Nợ TK 111, 112, 131:
          Có TK 511:
          Có TK 3331:

- Phản ánh giá vốn hàng khuyến mãi:
Nợ TK 632
        Có TK 156.


Responses

0 Respones to "Cách hạch toán hàng khuyến mãi, quảng cáo không thu tiền"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page