Cách lập bảng trích khấu hao Tài Sản Cố Định
Để làm được bảng này thì các bạn phải xác định được thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại “Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC”
Học kế toán thực hành Tại tphcm
Như ở bảng dưới đây, Kế toán Hà Nội có 2 tài sản:
1 là Máy tính xách tay Apple, nguyên giá 50tr. Ngày đưa vào sử dụng là ngày 1/9/2015. Và thời gian trích khấu hao là 5 năm.
2 là xe oto toyota innova, nguyên giá 450tr. Ngày đưa vào sử dụng là ngày 11/12/2015. Và thời gian trích khấu hao là 7 năm.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại huyện mê linh
Sau đây Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cụ thể hơn:
Cách lập bảng tính khấu hao tài sản cố định
Chỉ tiêu 2: tên TSCĐ: là tên tài sản mà bạn đi mua về
Chỉ tiêu 4: Mã TSCĐ: là mã mà công ty bạn tự đặt, nên đặt mỗi tài sản 1 mã khác nhau để tránh bị trùng
Chỉ tiêu 5: ngày đưa vào sử dụng: là ngày công ty bạn bắt đầu sử dụng tài sản đó
Chỉ tiêu 6: Giá trị: Là nguyên giá tài sản mua về bao gồm cả chi phí vận chuyển v.v..
Chỉ tiêu 7: Số năm trích khấu hao: theo quy định tại “Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC”
Chỉ tiêu 8: Mức trích khấu hau TSCĐ: = Chỉ tiêu 6 / chỉ tiêu 7
Chỉ tiêu 9: Thời gian trích khấu hao ngày: = chỉ tiêu 7 * 365
Chỉ tiêu 10: Mức trích khấu hao TSCĐ: = chỉ tiêu 6/ chỉ tiêu 9
Chỉ tiêu 11: Số ngày trích KH trong tháng: được tính bắt đầu từ ngày đưa vào sử dụng đến hết tháng. Như 2 tài sản trên, ngày đưa vào sử dụng là tháng 9/2015 và tháng 12/2015, nên đến tháng 1/2016 số ngày trích sẽ được tính trọn tháng là 31 ngày.
Chỉ tiêu 12: Số KH kì này: chỉ tiêu 10 * chỉ tiêu 11
Chỉ tiêu 13: Số KH lũy kế kì trước: là tổng giá trị đã được đưa vào chi phí kì trước
Chỉ tiêu 14: lũy kế: = chỉ tiêu 12 + chỉ tiêu 13
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại đống đa
Chỉ tiêu 15: giá trị còn lại= chỉ tiêu 6 – chỉ tiêu 14
Responses
0 Respones to "Cách lập bảng trích khấu hao Tài Sản Cố Định"
Đăng nhận xét