Trung tâm dạy kế toán Tại long biên
Nước Pháp vừa quyết định tăng thuế thu nhập cá nhân lên tới 75% và ông Pierre Moscovici, Bộ trưởng bộ Tài chính Pháp, phát biểu trên tờ Le Monde rằng “tầng lớp giàu có đang có được cơ hội đóng góp lớn cho công cuộc giải quyết các vấn đề của nền tài chính Pháp”. Mức thuê thu nhập cá nhân ở Pháp là một mức thuế cao hơn rất nhiều so với những nước cùng khu vực. Tuy nhiên, không chỉ riêng ở Pháp, tăng thuế đối với người giàu lại đang là một xu hướng mới đang dần phổ biến trên toàn thế giới, từ châu Âu tới Mỹ, Trung Quốc….
Ở Anh, nơi mức thuế đánh vào người giàu là 45%.
Ở Mỹ, tổng thống Barack Obama trong chiến dịch tranh cử của mình đã đề nghị mức tăng thuế đánh vào tầng lớp giàu có từ 35% lên 39,6% . Bên cạnh đó, một điều khiến người giàu ở Mỹ lo lắng là từ năm 2013, thuế thu nhập bán tài sản sẽ tăng từ mức 15% lên 25%, ngoài ra các loại thuế khác cũng sẽ tăng là thuế cổ tức (từ 15% lên 43%), thuế tài sản (tăng lên 35% đối với tài sản trên 5 triệu USD và tăng lên 55% đối với tài sản từ 1 triệu USD đến 5 triệu USD)… Vì thế, năm 2012 được gọi là năm “vàng” để bán tài sản nếu một người không muốn mất hàng triệu USD tiền thuế cho những giao dịch từ năm tới.
Tại Trung Quốc, các công dân nước này phải trả thuế cho bất cứ khoản thu nhập nào, bất chấp là việc họ sinh sống và kiếm tiền từ đâu. Đặc biệt người giàu sẽ phải trả thuế thu nhập cao hơn so với người nghèo. Mức thuế khởi đầu 3% cho những người có mức lương thấp và vọt lên 45% cho những người có bảng lương trên 83.500 tệ (13.777 USD) mỗi tháng.
Có thể thấy gánh nặng thuế đối với người giàu là rất lớn. Lý giải điều này, tờ “ The Economist” nhận định, ở phần lớn các nước hiện nay, đặc biệt là ở phương Tây, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo lớn hơn rất nhiều so với cách đây một thế hệ. Ở Mỹ, thu nhập của nhóm 1% người giàu nhất đã tăng gấp 3 lần, từ mức 8% tổng thu nhập quốc dân trong những năm 1970 lên đến 24% trong năm 2007. Và tăng thuế của người giàu chính là một cách để giảm bớt sự chênh lệch giàu – nghèo đang ngày càng lớn ở các quốc gia này.
Những “tỷ phú trốn thuế”
Trốn thuế vốn là một căn bệnh thâm căn cố đế của những người giàu. Có lẽ họ luôn nghĩ rằng, vì sao mồ hôi công sức mình bỏ ra lại phải nộp một phần không nhỏ một cách “oan uổng” như vậy. Và đặc biệt, càng tăng thuế thì việc trốn thuế của nhà giàu thế giới ngày càng bùng nổ.
Năm 2013, Lionel Messi – cầu thủ nổi tiếng thế giới cùng với cha của mình là ông Jorge Horacio Messi (cũng là người quản lý của Lionel Messi) bị cáo buộc trốn thuế hơn 4 triệu euro. Họ bị nghi ngờ sử dụng các công ty nước ngoài – tại Belize và Uruguay – trong giai đoạn 2007-2009 để bán quyền hình ảnh của Lionel Messi, qua đó trốn tránh nghĩa vụ thuế ở Tây Ban Nha. Ban đầu, cha con nhà Messi một mực kêu oan và khẳng không không có gì mờ ám. Tuy nhiên, đến tháng 8-2013, họ lại chấp nhận đóng 5 triệu euro làm “chi phí khắc phục hậu quả”, vừa bằng với số tiền thuế hơn 4 triệu euro và tiền lãi.
Được nhắc đến gần đây nhất là hiện tượng các tỷ phú từ bỏ quốc tịch để gia nhập quốc tịch khác mà luật thuế cá nhân “dễ thở” hơn. Nổi bật là câu chuyện về tỷ phú người Pháp Bernard Arnault, đại gia giàu nhất châu Âu và giàu thứ tư thế giới (theo bảng xếp hạng của tạp chí Forbes của Mỹ) xin nhập quốc tịch Bỉ. Ông được xem là người mở đầu làn sóng người có thu nhập trên 1 triệu euro/năm ở Pháp đổi quốc tịch để trốn mức thuế 75% (mức thuế cũ là 48%) mà chính phủ Tổng thống Francois Hollande sẽ áp dụng từ đầu năm sau.
Một trường hợp từ bỏ quốc tịch khác được truyền thông nhắc đến là việc tỷ phú Eduardo Saverin, một trong 4 nhà đồng sáng lập mạng xã hội Facebook từ bỏ quốc tịch Mỹ nhập quốc tịch Singapore để né khoản thuế “khủng” ngay trước ngày Facebook công bố IPO hồi tháng 5 vừa qua.
Google cũng trốn thuế.
Google cũng trốn thuế.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại quận thủ đức
Và hiện nay, chính phủ các nước đang tiến hành truy thuế đối với những nhà giàu không chịu nộp thuế đầy đủ. Các cá nhân, tập đoàn lớn trên thế giới đang đối mặt với các vụ kiện pháp lý cùng những khoản phạt liên quan đến trốn thuế.
Nước Anh đang đặt câu hỏi làm thế nào mà Google chỉ nộp thuế chưa tới 10 triệu USD trong năm 2011 dù doanh số bán hàng của họ đạt hơn 4 tỷ USD ở Anh? Còn Apple, công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ với tổng giá trị gần 625 tỷ USD đang sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để giảm tỷ lệ nộp thuế của mình xuống chỉ còn 1,9% trong khi mức thuế áp dụng ở Anh là 24%. Phía Anh ước tính, Apple đã né được hơn 880 triệu USD tiền thuế trong năm 2011.
Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, chuỗi thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới Starbucks trong 3 năm qua đã không trả thuế cho cơ quan thuế ở Anh. Hãng này chỉ phải trả 13,7 triệu USD cho tiền thuế ở Anh hơn 13 năm qua trong khi doanh số bán hàng được ghi nhận trong khoảng thời gian trên là gần 5 tỷ USD.
Còn thương hiệu Amazon thì tránh thuế ở Anh bằng cách báo cáo doanh số bán hàng châu Âu thông qua một đơn vị đặt tại Luxembourg. Theo đó, hãng này trả mức thuế suất 11% trên lợi nhuận hoạt động ở nước ngoài của hãng năm ngoái, ít hơn một nửa thuế suất thu nhập trung bình doanh nghiệp trong các thị trường lớn của nó.
Mỹ là quốc gia có nhiều tập đoàn trốn thuế ở các nước và cũng là quốc gia đau đầu do người giàu nước mình trốn thuế. Bộ Tư pháp Mỹ đang tiến hành điều tra 8 ngân hàng nước ngoài “tiếp tay” cho hành vi trốn thuế của công dân Mỹ, trong đó có ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ là UBS và ngân hàng Credit Suisse.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng
Responses
0 Respones to "Càng giàu trốn thuế càng nhiều"
Đăng nhận xét